Nhà trường tán thành
Mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản yêu cầu hiệu trường các trường THPT tổ chức và quy định để nữ sinh áo dài tối thiểu 2 buổi/tuần. Theo Sở GD-ĐT TPHCM, việc này nhằm góp phần cho giá trị truyền thống của chiếc áo dài Việt được tiếp tục nuôi dưỡng và làm sống dậy trong lòng người Việt Nam, đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường; góp phần tạo nên hình ảnh học sinh thành phố "năng động, sáng tạo, giàu truyền thống dân tộc".
Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TPHCM), cho biết, phía nhà trường hoan nghênh và ủng hộ chủ trương này của Sở GD-ĐT thành phố và sẽ bắt đầu cho nữ sinh mặc áo dài 2 buồi/tuần vào ngày thứ 2 và thứ 6 đầu tháng 3/2017.
“Việc nữ sinh mặc áo dài sẽ khiến cho các em giữ gìn nếp sinh hoạt và chuẩn mực của người phụ nữ. Ngoài ra, nhiều em cũng đã chăm chỉ tập thể dục thể thao để có thể mặc áo đẹp hơn”, ông Thạch chia sẻ.
Theo ông Thạch, từ trước đến nay, nữ sinh của nhà trường vẫn mặc áo dài vào ngày thứ 2 đầu tuần và vào những ngày lễ lớn của đất nước.
Để thực hiện chủ trương của Sở GĐ-ĐT, Ban giám hiệu trường THPT Lê Quý Đôn đã trao đổi và chỉ đạo Đoàn thanh niên triển khai, vận động, tuyên truyền đến các em nữ sinh. Đặc biệt, trong tháng 3, để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, nhà trường sẽ tổ chức Hội thi Duyên dáng áo dài cho giáo vên, nhân viên và nữ sinh của nhà trường. Mục đích của hội thi này là để tuyên truyền về nét đẹp của áo dài Việt Nam, bảo tồn truyền thống của áo dài Việt Nam - không chấp nhận áo dài cách tân, kệch cỡm và vận động các em nữ sinh mặc áo dài thường xuyên hơn.
Nữ sinh duyên dáng, thướt tha trong tà áo dài. Ảnh minh họa |
“Áo dài là trang phục truyền thống gắn liền với người phụ nữ nên nhà trường hoàn toàn hoan nghênh chủ trương mặc áo dài 2 buổi/tuần”, ông Tùng chia sẻ.
Theo ông Tùng, hiện tại các em nữ sinh đang mặc áo dài ngày thứ 2 đầu tuần và ngày lễ lớn nên việc mặc áo dài thêm 1 ngày nữa cũng “không có vấn đề gì”.
Nữ sinh ý kiến trái chiều
Theo em Lý Như Phương, học sinh lớp 12 D1, trường THPT Lê Quý Đôn, vì nữ sinh của trường đã mặc áo dài vào ngày thứ 2 hằng tuần nên bây giờ mặc thêm 1 ngày nữa cũng không sao. “Việc mặc áo dài không bất tiện lắm với em. Hơn nữa, mặc áo dài cũng khiến cho các bạn nữ sinh trông duyên dáng, thiết tha hơn”, Phương chia sẻ.
Trong khi đó, cũng có nhiều nữ sinh chưa đồng ý đối với chủ trương mặc áo dài 2 buổi/tuần với nhiều lý do như cảm thấy khó chịu, khó tập trung khi học tập, vui chơi và một số lý do cá nhân khác.
Hoàng Yến, học sinh lớp 11 tại TPHCM, cho biết, đa số học sinh đều muốn mặc một cách thoải mái. Việc mặc áo dài thực sự khiến cho nhiều nữ sinh cảm thấy bất tiện. Quy định mặc áo dài 1 buổi/tuần như hiện nay sẽ phù hợp hơn mặc 2 buổi/tuần.
Theo em Thảo Minh, học sinh lớp 11, dù áo dài là nét đẹp truyền thống, tạo nên sự thiết tha, duyên dáng cho người phụ nữ nhưng cũng gây ra bất tiện cho nữ sinh khi phải mặc thường xuyên hơn. “Thời tiết nắng nóng như ở Sài Gòn thì sẽ khiến cho việc mặc áo dài có phần bất tiện. Phải làm sao cho người mặc áo dài cảm thấy thực thoải mái, tự nguyện thì mới tôn thêm vẻ đẹp của tà áo dài được”, Thảo Minh nhìn nhận.
Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TPHCM): Trong thời gian đầu áp dụng, chắc chắn nhà trường sẽ nhận được nhiều ý kiến lo ngại. Để các em nữ sinh đồng thuận với việc mặc áo dài một cách thường xuyên hơn thì điều quan trọng nhất vẫn là vận động, giải thích, thuyết phục để các em hiểu được về nét đẹp của chiếc áo dài. Tại sao lại phải giữ gìn truyền thống mặc áo dài? Qua đó thực sự khiến các em tự hào về tà áo dài Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có nhiều hoạt động, cuộc thi để trang phục áo dài truyền thống trở nên thân thuộc với các em học sinh. |