Chỉ bằng những chất liệu rất đời thường như bột gạo, các nghệ nhân làng nghề Tò he - Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên, TP Hà Nội) đã tạo nên những tác phẩm độc đáo – tái hiện lại những danh thắng, địa điểm nổi tiếng và nếp sống của người Hà Nội.
Tham dự Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại 2020, khai mạc vào 20h tối nay (11/12) tại khu vực vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ - Phố đi bộ Hồ Gươm (TP Hà Nội), Câu lạc bộ Làng nghề truyền thống Tò he - Xuân La có khoảng 20 sản phẩm tò he được nặn bằng tay về những danh thắng, địa điểm nổi tiếng, phong tục tập quán của Thủ đô Hà Nội
Tác phẩm tò he tái hiện lại bối cảnh vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình ra Thăng Long - Hà nội
Quyết định rời đô của vua Lý Công Uẩn đã mở ra thời kỳ hưng thịnh của các triều đại phong kiến Việt Nam - điều này được thể hiện qua tác phẩm tứ long và rùa kim quy.
Hai con rồng phía trong tượng trưng cho năm 1010 - đánh dấu sự kiện vua Lý Công Uẩn rời đô ra Hà Nội, hai con rồng to tượng trưng cho năm 2020 - đánh dấu sự kiện kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội
Còn rùa kim quy đánh dấu sự kiện vua Lê Thái Thổ hoàn kiếm tại Hồ Gươm, sau khi ông đánh đuổi giặc Minh
Chùa Một Cột cũng là một trong những biểu tượng của nhà Lý
Khuê Văn Các - biểu tượng của Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng dưới thời Nguyễn (1805), còn Văn miếu được xây dựng dưới thời Lý (1070) - được ví như trường đại học đầu tiên của Việt Nam
Toàn cảnh Hồ Gươm và Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Tháp Bút
Hồ Gươm đánh dấu sự kiện Lê Lợi hoàn kiếm, còn Đền Ngọc Sơn được xây dựng khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, Tháp Bút tượng trưng cho tư tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu
Quang cảnh Lễ hội Gò Đống Đa - đánh dấu sự kiện người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ quét sạch 29 vạn quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi Tổ quốc
Đây được coi là một trong những chiến công hiển hách nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam
Cột cờ Hà Nội - một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội được xây dựng vào năm 1805 - 1812
Nằm kế bên cạnh là tác phẩm Cầu Nhật Tân, đây là cây cầu thứ 7 của TP Hà Nội bắc qua sông Hồng, và cũng là cây cầu dây văng đầu tiên
Bảo tàng Hà Nội - một công trình kiến trúc độc đáo của đất Thủ đô nghìn năm văn hiến
Một mái nhà gianh ở thôn quê
Quang cảnh một đám cưới ở làng quê
Họp chợ ở làng quê
Thầy đồ dạy học học chữ Nho
Phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ
Bộ đội Cụ Hồ về làng
Mâm ngũ quả ngày Tết Thiếu nhi
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa gồm gà, giò, bánh chưng, rượu...