Trí tuệ được định nghĩa là việc có kinh nghiệm và phân biệt hoặc đánh giá được điều gì là thật, đúng hoặc lâu dài. Đó là ứng dụng thực tế của kiến thức.
Thay vì theo đuổi sự giàu có, hãy theo đuổi sự khôn ngoan: "Đừng vắt kiệt sức mình để theo đuổi sự giàu có, hãy đủ thông minh để từ chối nó. Nếu bạn chỉ chăm chăm lao vào nó, nó sẽ không còn ở đó nữa! Vì của cải chắc chắn sẽ mọc cánh, như đại bàng bay lên bầu trời".
Khiêm tốn được coi là điều kiện tiên quyết để nâng cao trí tuệ: Người Do Thái luôn ý thức một điều rằng, "Nếu kiêu sa đi trước, theo sau nó ắt sẽ là sự hổ thẹn; nhưng thứ đi đôi với sự khiêm nhường luôn là sự khôn ngoan", "Nghèo đói và xấu hổ dành cho kẻ không được dạy dỗ, nhưng kẻ chịu nghe lời dạy dỗ sẽ được tôn trọng".
Để có được trí tuệ, chúng ta cần không ngừng học hỏi.
Triết gia người Do Thái, Samuel Ibn Tibbon từng nói: "Hãy coi sách là bạn đồng hành."
Chuyên gia bán hàng người Mỹ, Zig Ziglar đã nói: "Người giàu có TV nhỏ và thư viện lớn, còn người nghèo có thư viện nhỏ và TV lớn".
Cuốn "Talmud" là một nguồn trí tuệ tuyệt vời trong số tất cả các cuốn sách. Nó cũng đã trở thành một cuốn cẩm nang để học hỏi về kinh doanh cũng như tìm kiếm vận may. Kinh "Talmud" giải thích: "Học quá nhiều một lúc, bạn sẽ thu được lợi ích nhưng không nhiều, nhưng nếu thu thập từng chút một, bạn sẽ thu thập được rất nhiều".
Rất nhiều người Do Thái hiểu rằng thời gian quý hơn tiền bạc: bạn luôn có thể kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng bạn không bao giờ có thể lấy lại được thời gian. Thời gian là hàng hóa quý giá nhất. Vì vậy, hầu hết người Do Thái dành thời gian để trau dồi trí tuệ, sự giàu có và đóng góp cho xã hội.
Cuốn "Talmud" có đề cập đến những gì một người nên làm để trở nên giàu có: "Hãy để anh ta tham gia nhiều vào công việc kinh doanh và giao dịch một cách trung thực". Cuốn "Cựu Ước" cũng nói: "Người siêng năng sẽ cai trị, trong khi kẻ lười biếng sẽ phải lao động cho người khác". Nhiều người Do Thái làm việc cho chính họ và thuê nhân viên thay vì người làm công. Chính trị gia người Đức, Julius Streicher từng nói: "Có một bí mật mở rằng người Do Thái không làm việc mà để người khác làm việc cho họ".
Người Do Thái tin rằng con người là người sáng tạo chứ không phải người tiêu dùng. Mọi công việc đòi hỏi phải có mục tiêu và kế hoạch và cả sự kiên trì. Cuốn "Cựu Ước" nói: "Vào buổi sáng, hãy gieo hạt, đừng lười biếng cho đến chiều tối, vì bạn không biết hạt giống nào sẽ cho ra mầm tốt".
Bàn về công việc, người Do Thái luôn tâm niệm rằng "Chỉ cần là làm việc, việc gì cũng đều có cái lợi, nhưng nói suông sẽ chỉ sinh ra nghèo đói". Chỉ có lao động mới có thể tạo ra của cải: "Nhàn cư vi bất thiện, bàn tay siêng năng sẽ mang lại của cải".
Cuốn "Talmud" dạy rằng "tiền của một người phải luôn sẵn sàng trong tay", nghĩa là chúng ta phải luôn chuẩn bị sẵn tiền để đầu tư. 33% người Do Thái đầu tư vào tài sản tài chính. Chủ ngân hàng, ông Edmond Safra, "nếu bạn không gieo, làm sao bạn thu hoạch".
Trong hành trình hướng tới sự giàu có, một người có thể phải hạn chế chi tiêu trong một thời gian và tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Cuốn "Cựu Ước" nói, "Những người yêu thích sự an nhàn sẽ trở nên nghèo khó; những người yêu thích rượu vang và sự sang trọng sẽ không bao giờ giàu có".
Người Do Thái quan niệm việc chăm chỉ, tiết kiệm và tích lũy để đầu tư vào tài sản tài chính và cuối cùng đạt được lợi nhuận mong muốn, từ đó hỗ trợ lối sống hoặc các nhu cầu trong tương lai. Văn hóa tiêu dùng hưởng thụ ở xã hội hiện đại là một điều đáng để quan ngại, "Người khôn ngoan có của cải và cả sự xa xỉ, nhưng kẻ ngốc tiêu bất cứ thứ gì họ kiếm được".
Cuốn "Sách Luật" cũng nói rằng "thời gian là tiền bạc, nhưng tiền bạc cũng là thời gian, mọi thứ xa xỉ đều tiêu tốn rất nhiều giờ quý giá của cuộc đời". Hạn chế mua tất cả những gì bạn muốn cho đến khi bạn thực sự có đủ khả năng chi trả. Việc vay mượn một cách thiếu khôn ngoan sẽ khiến bạn rơi vào tình thế lệ thuộc.
Có một câu chuyện như này: Một nhà hiền triết phát hiện ra một người đàn ông đang trồng một loại cây họ đậu. Nhà hiền triết hỏi anh ta bao lâu thì cây này đơm hoa kết trái. "70 năm", người đàn ông trả lời.
Nhà hiền triết hỏi: "Anh có đủ khỏe mạnh để sống được tới lúc ăn được quả của nó không?"
Người đàn ông đáp: Tôi tìm được đến với cây trái là do tổ tiên của tôi đã gieo trồng cho tôi. Tương tự như vậy, tôi đang trồng cho con cái của mình.
Tương tự, tiết kiệm có thể được coi như gieo hạt giống: cần thời gian để thấy được sự lớn lên, nhưng nó sẽ mang lại một vụ mùa bội thu.
Về vấn đề đầu tư, chúng ta cần có sự tìm hiểu và lên kế hoạch kỹ càng trước khi đầu tư. Cuốn "Cựu Ước" nói, "Kẻ thiếu suy nghĩ tin vào mọi lời nói, nhưng người thận trọng luôn xem xét trước hành trình của mình". Vì vậy, đừng bao giờ vội vàng đầu tư mà không nghiên cứu và cân nhắc trước. Mặt khác, đừng ngừng đầu tư vào những cơ hội tốt: "Kẻ ngồi tính mãi hướng gió sẽ chẳng bao giờ gieo được hạt, kẻ ngồi nhìn trời sẽ không bao giờ có thể gặt hái".
Bên cạnh đó, "hãy đa dạng hóa các khoản đầu tư, vì bạn không biết những rủi ro nào có thể xảy ra ở phía trước".
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn