Thực chất đây là một bộ phận giả thị giác có tên Science Eye (SE). Theo Max Hodak, Giám đốc điều hành của Science, SE phù hợp với bệnh viêm võng mạc sắc tố (RP) và thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác (AMD), hai dạng mù nghiêm trọng hiện không có lựa chọn tối ưu. Nó không phù hợp với những người mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
Bệnh RP và AMD có các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt, tức cơ quan cảm quang đã chết nhưng các tế bào của dây thần kinh thị giác vẫn còn. Bằng cách chèn một gen vào các tế bào của dây thần kinh thị giác, kiểu như màn hình nhỏ được đưa vào mắt.
SE là thiết bị kết hợp với hai thành phần chính. Một là, bộ phận cấy ghép gồm cuộn dây điện không dây và dãy micro-LED siêu mỏng, linh hoạt, được áp trực tiếp lên võng mạc thông qua liệu pháp gen quang học và màng film có độ phân giải cao để kiểm soát các tế bào nhạy cảm ánh sáng.
Liệu pháp gen quang học cung cấp protein gọi là opsin thông qua việc tiêm vào mắt để tăng độ nhạy cảm của tế bào trong võng mạc của bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, thiết bị cấy ghép được trượt qua mắt và màn hình được đưa vào qua một vết mổ. Sau đó, bộ cấy được cố định chắc chắn và màn hình được đặt trên võng mạc.
Phẫu thuật này ít xâm lấn hơn so phẫu thuật chữa đục thủy tinh thể. Hai là một cặp kính không khung, có kích thước và hình dạng tương tự như kính thuốc thông thường, có chứa camera hồng ngoại thu nhỏ và cuộn dây điện cảm ứng.
Sau phẫu thuật, mắt không nhận được hình ảnh mà thay vào đó là nhận thông tin kỹ thuật số, sau đó qua xử lý giúp người bệnh nhìn được.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn