Ca tai nạn trên được BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, cấp cứu vào ngày 29/5. Anh Kh. thuê đất tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, để trồng cây, trong lúc dọn cỏ, đã xảy ra tai nạn. Anh Kh. vào BV cấp cứu trong tình trạng sốc mất máu, cẳng chân trái đứt rời. Sau khi được sơ cứu tại BV Đa khoa thị xã Đông Triều, anh Kh. được chuyển viện tới BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
Tại đây, sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ kết luận anh Kh. bị vết thương đứt gần rời cẳng chân trái, gãy hở 1/3 xương cẳng chân trái, đứt gân cơ và dây thần kinh, mạch máu. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cấp cứu xử trí vết thương.
Một ca nối chân bị đứt lìa |
BS Nguyễn Đức Hoành, Trưởng khoa Phẫu thuật Can thiệp Tim - Mạch và Lồng ngực , BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho hay, kíp phẫu thuật đã tiến hành nối cẳng chân cho bệnh nhân. Sau hơn 4 giờ thực hiện, ca phẫu thuật đã thành công. Hiện sức khỏe anh Kh. ổn định, cẳng chân trái sau khi được nối liền hồng hào, máu lưu thông tốt, miệng vết thương khô, khung xương cố định tốt. Tuy nhiên, anh Kh. vẫn tiếp tục được theo dõi để sức khỏe ổn định, vết thương phục hồi tốt hơn.
GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, BV Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, đối với dương vật hay bộ phận cơ thể như tay, chân, bị đứt rời, thời gian phẫu thuật nối lại tốt nhất, phải trước 6 giờ kể từ thời điểm bị đứt rời, tránh tình trạng bộ phận đó bị hoại tử do không được cung cấp máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù muộn, các bác sĩ vẫn cân nhắc để ghép nối. Việc phục hồi chức năng của bộ phận đứt lìa phụ thuộc nhiều yếu tố như mức độ tổn thương và chức năng của các bộ phận đó.
Các bước sơ cứu và bảo quản chi đứt lìa
* Đối với bệnh nhân:
* Đối với phần chi đứt lìa:
|
Lưu ý: Thời gian vàng để cứu sống được phần chi bị đứt lìa là 6 tiếng, nếu để lâu hơn các mô bắt đầu chết, khi đó việc nối liền khó thành công.