Mẹ 3 con sở hữu vóc dáng chuẩn nhờ nghiêm khắc nói không với thực phẩm này

20:41 | 23/12/2022;
Chế độ ăn uống và luyện tập đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bỉm giữ dáng sau sinh.

Giảm cân là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm vô cùng đau đầu. Nhiều chị em tâm sự dù đã sinh con cả nửa năm nhưng mỡ ngày càng tích tụ, da nhão khó có thể săn lại, đặc biệt là ở vùng bụng. Điều này khiến cơ thể dần quen với việc bụng có thể chứa nhiều thức ăn nên mẹ ăn không biết no, không biết điểm dừng, khó xuống cân. 

Tuy nhiên, với chị Việt Trinh (sống tại Hà Nội) thì mọi thứ lại khác. Dù sinh liền 3 cậu con trai (Tiger 3 tuổi, Beer 22 tháng, Miller 7 tháng tuổi) nhưng vóc dáng mẹ bỉm vẫn khiến mọi người ghen tỵ. Hiện tại chị Trinh cao 1m62 với số đo 3 vòng là 86-60-92, thân hình mà các chị em sau sinh ao ước. Dưới đây là bí quyết giữ dáng của bà mẹ trẻ, hy vọng sẽ có ích với các chị em đang muốn giảm cân. 

Chị Trinh, mẹ của 3 em bé.

Chế độ ăn uống giúp mẹ nhiều sữa nhưng không tăng cân

- Hạn chế ăn tinh bột: Thay vì ăn cơm trắng để cung cấp tinh bột thì chị Trinh ăn rất ít hoặc không ăn. Bà mẹ trẻ chuyển sang ăn các loại thực phẩm ít tinh bột hơn như yến mạch, gạo lứt, mì Ý, nui, gạo nâu... Lượng tinh bột tiêu thụ mỗi ngày chỉ khoảng 50g.

- Bổ sung các chất xơ trong quá trình ăn uống: Chất xơ có nhiều trong nguồn rau củ quả và trái cây, đây cũng là nhóm thực phẩm được khuyến khích nên bổ sung tăng cường để giảm cân và giảm mỡ bụng sau sinh. Thực đơn giảm cân sau sinh nên cung cấp khoảng 300 - 400g rau xanh các loại mỗi ngày cùng nhiều loại trái cây tươi như: táo, bưởi, dưa hấu... Một số loại rau có tác dụng giảm cân nhanh hơn nên bổ sung nhiều như: cải bó xôi, rau bina, rau xà lách...

- Đừng quên protein: Mỗi ngày, cơ thể cần khoảng 60 - 70g protein. Nhiều phụ nữ sau sinh thường được tẩm bổ nhiều món giàu protein như giò heo, móng hầm... chứa nhiều chất béo. Thay vào đó mẹ nên bổ sung protein lành mạnh hơn đến từ các nguồn thực phẩm như: thịt gà, hạt sen, các loại đậu, trứng luộc, tôm, cá, nấm...

- Chỉ sử dụng 10g dầu ăn mỗi ngày. Hạn chế nạp vào cơ thể thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật hoặc chất béo bão hòa. Tăng cường những món chế biến hấp, luộc để hạn chế sử dụng dầu mỡ. Thêm vào đó nên bổ sung chất béo tốt từ các nguồn như các loại hạt bí, quả bơ, hạnh nhân, cá hồi, các loại cá...

Các con trai của chị Trinh.

Các loại nước mẹ nên uống sau sinh để lấy lại vóc dáng

Các mẹ nên uống ít nhất là 2-2,5 lít nước/ngày, uống nhiều vào buổi sáng và giảm dần đến tối để có cảm giác no và ăn ít hơn, đồng thời góp phần thanh lọc cơ thể, có làn da căng mịn.

Ngoài ra 1 ngày uống 2 lít gạo lứt (uống thay nước lọc càng tốt, phải uống ấm, không được quá lạnh hay quá nóng), uống thêm trà kích sữa hoặc thực phẩm chức năng kích sữa.

Các mẹ cũng có thể thay thế bằng nước ép các loại rau quả có tác dụng tiêu mỡ mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin như: nước ép bắp cải, nước ép táo và lê, nước ép dưa leo, nước ép bưởi. Đây là phương pháp dễ dàng nhất mà có nhiều tác dụng giúp lấy lại vóc dáng sau sinh cho cơ thể.

Các bài tập đơn giản cho mẹ bầu sau sinh

Các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ nên đợi từ 4 - 6 tuần sau khi sinh rồi mới bắt đầu tập thể dục. Trường hợp sinh mổ, vết rách tầng sinh môn nặng hoặc các biến chứng khác, mẹ sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. 

Các mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ nhẹ nhàng; vặn hông chậu; các bài tập cardio...

Hiện tại sau khi em bé út nhà chị Trinh đã được 7 tháng, bà mẹ trẻ vẫn duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên với yoga 3 buổi/ tuần và tranh thủ đi tập gym nếu có thời gian. 

Mẹ 3 con sở hữu vóc dáng chuẩn nhờ nghiêm khắc nói không với món đồ này - Ảnh 3.

Tổ ấm của gia đình nhỏ.

Nói không với thực phẩm nhiều đường

Để giữ vóc dáng thon gọn, không lên quá nhiều kg lúc mang thai và sau sinh, bí quyết của chị Trinh là nói không với các món đồ chứa nhiều đường. Ăn thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, vì sự thay đổi lượng đường trong máu gây ra tác động xấu đối với sức khỏe tâm thần. Bệnh trầm cảm là một trong những căn bệnh mà phụ nữ sau sinh thường gặp và rất nguy hiểm.

Tiêu thụ một chế độ ăn uống nhiều tinh bột và đường dẫn đến việc sản xuất AGEs, có thể khiến da của mẹ sau sinh bị lão hóa sớm. Lượng đường trong máu cao liên tục có thể gây tổn thương các mạch máu trong thận khi đó sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Ăn nhiều đồ ngọt có thể hạn chế hấp thụ chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, sắt, canxi… Ăn thực phẩm chứa nhiều đường tăng tình trạng viêm trong cơ thể và có thể gây ra kháng insulin, cả hai đều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư thực quản, ung thư màng phổi và ung thư ruột non.

Ngoài ra, mẹ ăn nhiều đồ ngọt trong khi cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ bú mẹ. Trẻ có thể bị béo phì, tiểu đường, chậm phát triển...

Khi thèm, chị Trinh sẽ ăn bánh mì nguyên cám, bánh gạo lứt, bánh quy yến mạch... vừa ngon vừa tốt cho sức khoẻ. 

Mẹ 3 con sở hữu vóc dáng đáng ghen tỵ.

Một số lưu ý khác cho mẹ bỉm

- Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn tối đa 1 thìa nhỏ dầu ăn, nên ăn các món hấp, luộc. Gợi ý các món ăn để có sữa cho bé bú và mẹ không lên cân nhiều: Canh rau ngót, canh mồng tơi, móng giò hầm đu đủ (chỉ ăn móng, không ăn khoanh và các chỗ mỡ khác, ăn móng giúp kích sữa và không gây mập), rau lang, chuối hấp, mướp, giá đỗ, hạt sen, củ sen, củ dền, cà rốt, khoai tây.

- Ăn các loại thịt nạc thăn không có mỡ, nạc thăn kho với nghệ tươi là tốt nhất Ăn nhiều chất đạm, chất xơ hơn chất bột đường. 

Dù đã có 3 con nhưng mẹ bỉm vẫn sở hữu vóc dáng cực chuẩn.

- Ăn thịt gia cầm, cá nhiều hơn thịt lợn, hạn chế ăn mỡ Ăn những món ăn nhẹ như cháo, trứng gà luộc, các loại canh hầm, súp bổ dưỡng, chia làm nhiều bữa nhỏ cho dạ dày dễ tiêu Tăng cường ăn hoa quả và rau xanh, cung cấp vitamin.

- Từ bỏ thói quen ăn vặt và nói không với thức ăn nhanh.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn