Chị Bùi Hoà (31 tuổi, sống tại Hà Nội) hiện đang là mẹ của 3 em bé Quang Vinh (nickname Tôm, 7 tuổi), Quang Vũ (nickname Gấu, 29 tháng tuổi) và Bảo Vy (nickname Anna, 13 tháng tuổi). Bà mẹ trẻ đã "làm bạn" với sữa hạt trong suốt 6 năm uống sữa hạt và 3 lần mang thai, cho con bú. Dưới đây là một số kinh nghiệm của chị Hoà, hy vọng sẽ có ích cho các mẹ.
Sữa hạt giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất từ tự nhiên, đặc biệt rất tốt cho mẹ đang mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ, người già, người ăn chay hoặc ăn kiêng, ăn eat clean...
- Trong thiên nhiên có rất nhiều loại hạt - ngũ cốc với màu sắc, hương thơm, vị khác nhau và đặc biệt là giá trị dinh dưỡng cũng rất đa dạng, phong phú.
- Khi làm sữa hạt nên kết hợp đa dạng và thay đổi thường xuyên công thức để giúp sữa hạt không bị nhàm chán, tìm được hạt hợp khẩu vị và không bị dung nạp quá nhiều chất của 1 loại hạt mà sẽ bổ sung hợp lý các chất từ sự đa dạng đó.
Tốt nhất là nên bổ sung sữa hạt vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày từ khi: có ý định mang thai, suốt quá trình mang thai và cho con bú.
"Theo kinh nghiệm cá nhân, bạn thứ 2 và thứ 3 nhà mình uống sữa hạt như thói quen từ ngày mẹ còn chưa mang thai, thấy chất và lượng sữa mẹ khác hẳn so với bạn đầu tiên (là khi mang thai, nghén, không uống được sữa bầu mới bắt đầu tìm hiều và uống sữa hạt).
Khi mang thai thì ngoài việc dung nạp đa dạng vitamin, khoáng chất thì những chất "vàng" luôn được nhắc tới đó là: Sắt, Canxi, Omega, Axit Folic,... và 1 số khoáng chất khác. Những khoáng chất này lại có rất nhiều trong chính các hạt dinh dưỡng như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, vừng, đậu hà lan, đậu gà, kê, đậu lăng, diêm mạch, nhân óc chó, hạnh nhân, hạt điều, macca,...
Ngoài ra khi làm sữa hạt còn có thể kết hợp với hoa quả: chuối, mít, xoài, sầu riêng, thanh long... và rau như: cải kale, bó xôi, rau ngót... Sự kết hợp này cũng giúp bổ sung thêm vitamin, chất xơ,...", chị Hoà cho biết thêm.
Có 1 số loại hạt được khuyên hạn chế dùng. Quan điểm của chị Hoà là nó chỉ xảy ra khi dùng quá nhiều lần và liều lượng nhiều. Còn uống với tần suất và lượng vừa phải thì bản thân bà mẹ 3 con không thấy có vấn đề gì. Tuy nhiên vì nó có xác suất và được khuyên hạn chế nên các mẹ cũng nên cẩn thận.
- Mè đen: Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bà bầu ăn mè đen lại không an toàn. Quan niệm bầu ăn mè đen có thể gây sẩy thai do làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây mất cân bằng là không đúng. Thực tế, tác dụng của vừng đen với bà bầu là rất đáng kinh ngạc vì chúng giàu sắt, canxi, axit amin, protein, axit oxalic, vitamin B, C và E.
Sữa hạt thơm ngon, dễ uống.
- Nhưng nên lưu ý với mè đen:
+ Không ăn quá nhiều trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu thấy khó chịu sau khi ăn, hãy đi khám
+ Tránh ăn nếu bạn có tiền sử bị dị ứng.
+ Ở tuần thứ 34 – 35 của thai kỳ, bạn có thể ăn nhiều mè đen hơn để sinh nở dễ dàng, em bé cũng khỏe mạnh, cứng cáp
+ Vừng đen có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột, tiêu chảy... thì nên tránh
- Ý dĩ: Dù là nguyên liệu lý tưởng cho các món ăn ngon như cháo, súp, có tác dụng bồi bổ cơ thể và chữa một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn quá nhiều hạt ý dĩ sẽ có nguy cơ gây co thắt tử cung, dễ dẫn đến nguy hiểm cho sự an toàn của thai nhi.
Dưới đây là một số công thức mà chị Hoà hay uống trong quá trình mang thai và cho con bú. Ngoài ra mọi người có thể kết hợp liều lượng theo sở thích uống đặc loãng, ngọt nhạt khác nhau.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn