Tuần 20-24
Thông thường ở tuần thứ 20 của thai kỳ, bà bầu sẽ được chỉ định làm siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.
Sau khi xem kết quả siêu âm, nếu nhận thấy thai nhi có bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ cho bà bầu biết để cân nhắc có nên đình chỉ thai nghén hay không.
Tuần 24-28
Ở tuần 24-28, thai phụ khám kiểm tra mức độ dung nạp glucose. Việc thực hiện xét nghiệm này được các bác sĩ khuyến khích đối với phụ nữ mang thai trong trường hợp có mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Việc kiểm tra này có thể được hoãn lại cho đến tuần thứ 26.
Tuần 32
Đây là mốc thời gian kiểm tra hình thái thai nhi, chẩn đoán dị tật bên trong nếu có, có thể giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và một số bất thường của cấu trúc của não như giãn não thất… Ngoài ra, siêu âm giai đoạn này cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung - một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.
Từ tuần 36
Từ giai đoạn này trở đi, bà bầu cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa.
Tuần 40
Sau 40 tuần, phụ nữ mang thai nên đi khám 3 ngày/lần, bởi tại thời điểm này rất dễ gây ra rối loạn chức năng nhau thai và tiên lượng xấu cho thai nhi.
Cũng theo bác sĩ My, do sức đề khám giảm, để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19, phụ nữ mang thai khi đi khám cần chú ý:
- Cần đeo khẩu trang, khi thời tiết lạnh cần giữ ấm cơ thể.
- Tránh đi xe buýt, nên đi xe taxi hoặc xe gia đình.
- Sau khi đến viện, thai phụ cần được đo thân nhiệt, rửa tay khử trùng, sát khuẩn.
- Hạn chế tiếp xúc và nói chuyện với người khác. Nên giữ khoảng cách ít cách ít nhất 0,5-1m với người khác.
- Nên sử dụng khuỷu tay để mở cửa. Trong trường hợp cánh cửa cần phải mở bằng tay nắm cửa, hãy sử dụng một tờ giấy ăn, giấy vệ sinh sạch để cầm vào tay nắm mở cửa. Sau đó, hãy vứt bỏ tờ giấy vào thùng rác có nắp đậy. Nếu không có giấy ăn, sau khi vặn tay nắm cửa ra ngoài, chúng ta cần rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay.
- Dùng khăn giấy che miệng khi ho, khạc, hắt hơi. Nên ho, khạc trong nhà vệ sinh (khạc nhổ vào bồn cầu). Giấy lau sau khi sử dụng phải được vứt vào thùng rác có nắp đậy. Sau đó, phải rửa tay với xà phòng sát khuẩn hoặc nước sát khuẩn.
- Ngoài ra, nếu cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường hay cảm thấy lo lắng về sức khỏe thì chị em có thể đi khám ngay mà không cần đợi tới lịch hẹn kế tiếp.
- Đối với các thành viên trong gia đình, nếu ai đó không khỏe, bị sốt hoặc có triệu chứng viêm đường hô hấp, cần giữ khoảng cách nhất định với thai phụ để tránh nguy cơ lây bệnh.
Một số lưu ý chung các mẹ bầu nên nhớ để tránh lây nhiễm Covid-19:
- Tránh đi du lịch, đến những nơi đông người.
- Đi ra ngoài luôn nhớ đeo khẩu trang.
- Rửa tay sạch sẽ mỗi khi ra ngoài về bằng xà phòng, không tùy tiện đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Không tiếp xúc với động vật hoang dã.
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả trong bữa ăn thường ngày. Tuyệt đối không ăn đồ tái, sống. Việc ăn hải sản sống, gỏi sống nói chung khiến chúng ta dễ dàng bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng.
Nhiều ký sinh trùng chọn cư trú trong vỏ của các loại hải sản, các ký sinh trùng này không thể được loại bỏ hoàn toàn thông qua việc rửa hoặc nấu nướng đơn giản, nếu không chế biến với nhiệt độ cao mà trực tiếp ăn tái/sống, vô tình sẽ ăn luôn mầm bệnh. Chính vì thế, ăn chín uống sôi là một lưu ý quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn