Mẹ bầu ho nhiều về đêm, chữa trị như thế nào?

14:34 | 11/12/2022;
Mẹ bầu ho nhiều về đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là hướng dẫn các mẹ những giải pháp xoa dịu cơn ho về đêm.

Trong thời thai kỳ, sức đề kháng trong cơ thể người mẹ thường bị giảm sút, dễ bị các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng, dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp và nhiều bệnh khác. Mẹ bầu ho nhiều về đêm là hiện tượng thường xảy ra. Ho về đêm rất phiền toái, làm gián đoạn giấc ngủ của chị em mang thai và mọi người trong nhà.

Mẹ bầu ho nhiều về đêm là do những nguyên nhân nào?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn chuyên môn trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) cho biết, ho là phản ứng của cơ thể xảy ra khi cơ quan hô hấp bị kích thích. Phản ứng này nhằm loại bỏ tác nhân gây hại và dịch tiết ứ đọng bên trong cơ quan hô hấp. Nếu mẹ bầu bị ho nhiều vào ban đêm, nguyên nhân có thể do:

- Viêm đường hô hấp do vi khuẩn/ virus:

Cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang,… là những bệnh lý viêm đường hô hấp thường gặp. Các bệnh lý này có thể gây ho kéo dài – nhất là vào ban đêm, sốt, mệt mỏi, đau cổ họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…

- Mẹ bầu ho nhiều về đêm do dị ứng:

Mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa, nấm mốc và bụi bẩn có thể khiến hang hô hấp bị kích thích, dẫn đến tình trạng ho dai dẳng, hắt hơi thường xuyên, đỏ mắt và chảy nước mũi.

- Do trào ngược axit dạ dày:

Khi thai nhi phát triển, tử cung có thể gia tăng kích thước, gây áp lực lên dạ dày và làm phát sinh tình trạng trào ngược. Lượng axit bị trào ngược lên cổ họng có thể gây ngứa, ho, đau rát và buồn nôn.

- Hormone thay đổi:

Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi đột ngột. Điều này khiến bạn dễ nhạy cảm hơn với các yếu tố từ môi trường như thời tiết, nhiệt độ, bụi, nấm mốc,…

- Sức đề kháng suy giảm:

Nội tiết tố và các thay đổi sinh lý trong cơ thể nữ giới khiến hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm. Đây là điều kiện thuận lợi để virus và vi khuẩn xâm nhập, gây ra tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan hô hấp trên.

- Sự phát triển của tử cung:

Tử cung của mẹ bầu có xu hướng phát triển lớn dần nhằm tạo không gian cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên sự gia tăng kích thước của tử cung có thể gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa, làm phát sinh hiện tượng trào ngược, ho kéo dài, đầy bụng, khó tiêu, táo bón,…

Mẹ bầu ho nhiều về đêm chữa như thế nào? - Ảnh 1.

Mẹ bầu ho nhiều về đêm có nguy hiểm không?

Mẹ bầu ho nhiều về đêm có thể khiến mẹ mất ngủ, gây suy nhược cơ thể. Nếu kéo dài tình trạng này có thể không tốt cho thai nhi. Mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, kém ăn sẽ khiến cho thai nhi không có đủ dưỡng chất để phát triển, có thể khiến thai nhi nhẹ cân, chậm phát triển. Ngoài ra, khi người mẹ ho nhiều sẽ làm các cơ vùng bụng, vùng ngực phải co thắt lại, tác động xấu đến thai nhi trong bụng mẹ. Ho quá nhiều vào ban đêm có thể khiến mẹ bầu bị động thai, tăng nguy cơ sinh non.

Cách chữa ho nhiều về đêm dành cho bà bầu

1. Điều trị dứt điểm nguyên nhân

Nếu nguyên nhân làm bà bầu ho nhiều về đêm do virus thông thường thì bà bầu không cần điều trị y tế đặc hiệu. Tuy nhiên bà bầu cần bổ sung các thực phẩm để nâng cao sức đề kháng của mình để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Nếu mẹ ho do bị dị ứng thì mẹ cần xác định được xem mình dị ứng với thứ gì trong nhà, sau đó loại bỏ chúng.

2. Mẹ bầu ho nhiều về đêm có thể áp dụng cách chữa theo dân gian

+ Cách trị ho bằng quất xanh, mật ong

Thành phần dưỡng chất có trong mật ong, quất xanh có tác dụng giảm ho hiệu quả. Chỉ cần hấp quất xanh đã cắt đôi cùng với chút mật ong, dùng mỗi ngày vài lần tình trạng ho sẽ bớt dần.

+ Cách trị ho bằng chanh

Bị ho khi mang thai mẹ nên thái vài lát chanh ngâm cùng chút mật ong. Sau đó ngậm trong họng giúp giảm ho và viêm họng tốt hơn.

+ Cách trị ho từ quả lê chưng đường phèn và cam nướng

Chưng lê với đường phèn và cam nướng cũng là cách giảm ho hiệu quả mà mẹ bầu nên áp dụng. Đơn giản, dễ làm lại an toàn nên đừng ngần ngại thực hiện theo cách này.

+ Giảm ho nhờ gừng tươi

Nếu mẹ gặp triệu chứng ho khan do dị ứng hay nhiễm virus hãy áp dụng ngay cách làm này. Chỉ cần thái 3-4 lát gừng thật mỏng pha cùng nước sôi và uống từng ngụm nhỏ. Hoặc thái 3 lát gừng mỏng trộn 1 chút mật ong để ngậm trong miệng.

Mẹ bầu ho nhiều về đêm chữa như thế nào? - Ảnh 2.

Mẹ bầu ho nhiều về đêm cần chú ý gì?

+ Mẹ bầu nên ngủ sớm. Duy trì lối sống tinh thần tích cực, vui vẻ. Làm việc không được quá sức dẫn tới stress, gây mệt mỏi, suy nhược làm đề kháng yếu hơn.

+ Hạn chế đến những nơi đông người hay môi trường nhiều khói bụi, những nơi có gió lạnh.

+ Làm sạch cơ thể bằng nước ấm. Có thể tắm nhanh bằng nước ấm. Nhưng không được tắm nhiều khi bị cảm.

+ Khi tắm hãy cho thêm ít giọt dầu tràm khi bị ho, bị cảm khi mang thai.

+ Nên mua chai súc miệng để làm sạch khuẩn vùng họng...

+ Vào thời tiết mùa đông lạnh giá mẹ nên mặc kín gió. Đảm bảo cơ thể ấm áp tránh cảm cảm lạnh.

+ Không tùy tiện mua thuốc uống cho mình.

+ Bổ sung thực phẩm rau củ quả giàu vitamin C như cam, bưởi, đu đủ chín, nho, kiwi,… và các loại rau cải, súp lơ…

+ Bổ sung thêm hành, tỏi, sả, nghệ trong món ăn.

+ Uống nước ấm, ăn chín uống sôi.

+ Khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị sớm.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn