Trong phòng cấp cứu của Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Phượng (56 tuổi, ở Bắc Giang) đang ngồi cạnh giường bệnh của con. Thi thoảng, bà lại nắm chặt tay con như để động viên. Trên giường bệnh, con trai bà là N.V.T (23 tuổi) vẫn rất tỉnh táo, thi thoảng lại nói với mẹ một câu. Tuy nhiên, trên tay T. vẫn cắm dây truyền.
Bà Phượng cho biết, T. bị ngộ độc thuốc diệt cỏ. Nguồn cơn của sự việc bắt đầu từ năm ngoái, khi đó T. đang học năm thứ 4 tại một trường đại học ở Thái Nguyên. Do có nhiều vấn đề, T. đã bị nhà trường đình chỉ học. Dù gia đình đã động viên nhiều nhưng T. vẫn rất buồn.
Bà Nguyễn Thị Phượng bên T. |
Khoảng 3h ngày 25/1 vừa qua, khi cả nhà đang ngủ, bà Phượng thấy T. bật sáng đèn nên dậy theo. Chừng 10 phút sau, bà vào phòng con thì thấy T. sùi bọt mép, bên cạnh là vỏ chai thuốc diệt cỏ. Biết con uống thuốc diệt cỏ tự tử, bà hô hoán người thân đưa T. đến bệnh viện cấp cứu rồi khóc ngất đi. T được chuyển xuống BV Bạch Mai. Đến nay, các bác sĩ vẫn tiếp tục theo dõi và điều trị cho T.
“Bao nhiêu tình yêu thương tôi dành cho con, có vấn đề gì thì con nói với gia đình để cùng giải quyết. Tôi cũng có nặng lời với con đâu mà nó lại tìm đến cái chết. Mấy hôm nay, tôi khóc thương con nhiều lắm”, bà Phượng nghẹn ngào.
Bên cạnh T., Trung tâm Chống độc cũng đang điều trị cho một nữ bệnh nhân ở huyện Đông Anh (Hà Nội). Chiều 14/2, do bệnh nhân khó thở nên gia đình xin làm thủ tục ra viện để bệnh nhân được chết ở nhà.
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân nhập viện trước đó trong tình trạng tỉnh táo, miệng bị loét, đau rát và được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat. Dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng tình hình bệnh tiến triển theo hướng nặng.
“Bao nhiêu tình yêu thương tôi dành cho con, có vấn đề gì thì con nói với gia đình để cùng giải quyết. Tôi cũng có nặng lời với con đâu mà nó lại tìm đến cái chết. Mấy hôm nay, tôi khóc thương con nhiều lắm”, bà Phượng nghẹn ngào.
Bên cạnh T., Trung tâm Chống độc cũng đang điều trị cho một nữ bệnh nhân ở huyện Đông Anh (Hà Nội). Chiều 14/2, do bệnh nhân khó thở nên gia đình xin làm thủ tục ra viện để bệnh nhân được chết ở nhà.
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân nhập viện trước đó trong tình trạng tỉnh táo, miệng bị loét, đau rát và được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat. Dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng tình hình bệnh tiến triển theo hướng nặng.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai), cho biết, trung bình mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận từ 1 đến 3 bệnh nhân bị ngộ độc do thuốc diệt cỏ paraquat, riêng năm 2016 là 450 ca. Hầu hết bệnh nhân bị ngộ độc là do uống paraquat để tự tử. Các bệnh nhân tự tử với những lý do như bị bố mẹ mắng, giận chồng/vợ, giận người yêu…
Theo bác sĩ Nguyên, paraquat là một chất cực độc. Khi bị nhiễm độc do paraquat, bệnh nhân có biểu hiện bỏng miệng, họng, hoại tử và bong niêm mạc miệng, viêm dạ dày ruột nặng với tổn thương thực quản, dạ dày. Bệnh nhân nôn nhiều, đau bụng, chảy máu đường tiêu hóa cũng như các triệu chứng toàn thân. Các biến chứng của giai đoạn sớm này gồm tràn khí màng tim, tràn khí trung thất và tràn khí màng phổi. Ngoài ra, bệnh nhân khó thở, ho, suy hô hấp tiến triển và tỉ lệ tử vong lên đến 70%. Khi uống paraquat, chất độc ngấm vào cơ thể, gây tổn thương phổi, xơ phổi, xơ gan. Trường hợp nặng có thể tử vong trong 2-3 ngày, đa phần bệnh nhân tử vong trong vòng 7 ngày, muộn nhất là 3 tháng.
“Khi bệnh nhân đã uống paraquat thì mọi biện pháp sơ cứu đều không có tác dụng, bởi đây là chất cực độc. Đến nay, hiều biện pháp điều trị đã được nghiên cứu và áp dụng đối với bệnh nhân ngộ độc paraquat nhưng hiệu quả rất hạn chế", bác sĩ Nguyên nói.
“Khi bệnh nhân đã uống paraquat thì mọi biện pháp sơ cứu đều không có tác dụng, bởi đây là chất cực độc. Đến nay, hiều biện pháp điều trị đã được nghiên cứu và áp dụng đối với bệnh nhân ngộ độc paraquat nhưng hiệu quả rất hạn chế", bác sĩ Nguyên nói.