Cách tham gia Mottainai 2019: * Từ ngày 10/5/2019, mời bạn: - Ủng hộ bằng tiền mặt, gửi về: Báo Phụ nữ Việt Nam, 47 Hàng Chuối, Hà Nội, Số tài khoản: 114000000909 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội (đề nghị ghi rõ: Ủng hộ Mottainai). - Truy cập fanpage: https://www.facebook.com/MottainaiPhunuVietNam để mua đồ online, giới thiệu các trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn và trực tiếp tham gia các hoạt động tình nguyện cùng chương trình. * Để Ủng hộ đồ đã qua sử dụng: - Tại TPHCM, từ ngày 1/8/2019, mời bạn gửi về địa chỉ: Văn phòng đại diện Báo PNVN, 38 Võ Văn Tần, quận 3. Liên hệ: 0283.9303034 (Chị Kim Phượng). - Tại Hà Nội, từ ngày 15/10/2019, mời bạn gửi về địa chỉ: Báo Phụ nữ Việt Nam, 47 Hàng Chuối, quận Hai Bà Trưng. Liên hệ: 024.39713500/39719519 (Chị Kim Khanh - Chánh văn phòng). * Xem thông tin chi tiết về Chương trình trên Báo Phụ nữ Việt Nam điện tử: www.phunuvietnam.vn, website: www.mottainai.com.vn Fanpage của Báo PNVN https://www.facebook.com/baophunuvn/ và fanpage Mottainai https://www.facebook.com/MottainaiPhunuVietNam/ Liên hệ theo số điện thoại: 0243.9713500. |
Đến khu xóm trọ tồi tàn nằm gần cầu Xóm Củi (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM), hỏi thăm gia đình chị Lý Phương Liên thì hầu như ai cũng biết bởi hoàn cảnh "đặc biệt" của người phụ nữ này. Sự vất vả, khó khăn trong cuộc sống khiến chị Liên trông già hơn nhiều so với tuổi 37 của mình.
“Tiền thuê phòng ở đây mỗi tháng 1,5 triệu đồng. Chủ nhà thấy mình khó khăn quá nên không lấy tiền điện nước. Thi thoảng lại có người cho bao gạo, hộp sữa. Các cô ở Cơ sở Bảo trợ xã hội Thảo Đàn cũng thường xuyên cho cơm nên mẹ con tôi cũng sống được qua ngày”, chị Liên kể.
Chị Liên sinh ra và lớn lên tại TPHCM, sau đó lập gia đình rồi theo chồng về sống ở Tiền Giang. Một thời gian sau, cả gia đình lại chuyển về TPHCM mưu sinh. Cay đắng thay, cuộc sống của chị lại không được như ý khi thường xuyên bị chồng chửi bới, đánh đập. Hiện tại, chị và chồng đã “đường ai nấy đi” nhưng “vết tích” từ những trận đòn roi thì vẫn in hằn trên cơ thể.
Chị Liên kể, do hoàn cảnh khó khăn nên con gái đầu của chị là cháu Lý Phương Uyên (6 tuổi) được gửi ở Cơ sở Bảo trợ xã hội Thảo Đàn (Q.3, TPHCM). Vào năm 2015, trên đường đưa Uyên về nhà bằng xe máy thì chị bị một nam thanh niên chạy xe máy ngược chiều tông phải. “Vào thời điểm xảy ra va chạm thì tôi không bị sao. Nhưng sau khi về thì thấy chân ngày càng đau, sưng vù. Sau đó, do chịu không nổi nên tôi đi khám, điều trị. Đến giờ thì chân vẫn còn phải nẹp inox”, chị Liên kể.
Cách đây không lâu, chị Liên lại tiếp tục bị đụng xe, song may mắn là chấn thương không quá nghiêm trọng. Đến giờ, di chứng của vụ tai nạn năm xưa vẫn còn đeo bám chị dai dẳng khi chân rất đau nhức. Hằng ngày, chị đều phải ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống để giảm bớt cơn đau. “Tôi cũng muốn đến bệnh viện thăm khám, chữa trị nhưng hoàn cảnh khó khăn quá nên không dám đi”, chị Liên bộc bạch.
Hiện tại, chị Liên làm công việc bán nước giải khát ở một công trình xây dựng trên địa bàn Q.10, TP.HCM. Vào mỗi sáng, chị lại chở Phương Uyên đến Cơ sở Bảo trợ xã hội Thảo Đàn và gửi cậu con trai gần 2 tuổi tại một cơ sở giữ trẻ trên địa bàn Q.8 rồi mới đi làm; buổi chiều chị đón các con trở về nhà trọ. 3 mẹ con sống cuộc sống lặng lẽ, thiếu thốn trong căn phòng được dựng bằng tôn từ nhiều năm nay.
“Việc buôn bán cũng tùy từng ngày, những ngày mưa gió thì bán không được bao nhiêu. Chân mình đau đớn mấy thì vẫn có thể chịu đựng được. Chỉ mong có điều kiện tốt hơn để nuôi 2 con nên người. Bé Phương Uyên thích đi học lắm”, người mẹ tâm sự.
Để chia sẻ khó khăn với gia đình chị Lý Phương Liên, mọi sự đóng góp hảo tâm của bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Văn phòng đại diện Báo PNVN, số 38 Võ Văn Tần, Q.3, TPHCM, ĐT: 028.39303034. Chúng tôi sẽ chuyển sự giúp đỡ của bạn đọc tới tận tay chị Liên trong thời gian sớm nhất.