Mẹ và chúng tôi có phải chia nhà cho con riêng của bố

10:45 | 26/03/2019;
Sau khi bố mất một thời gian, bỗng xuất hiện con ngoài giá thú của bố đòi chia tài sản. Pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào?

Hỏi:

Năm 2018 bố tôi mất không để lại di chúc. Trước khi mất, cha mẹ và hai chị em gái chúng tôi vẫn chung sống với nhau trong một ngôi nhà do cha mẹ tạo dựng.

Đầu năm nay có một người phụ nữ dẫn theo một cậu con trai đến nói rằng đó là con chung của cô ta với bố tôi và đòi phần chia một phần ngôi nhà cho phần thừa kế của cậu ấy. Xin hỏi nếu thật sự đó là con riêng của cha tôi, chúng tôi có phải chia tài sản cho cậu ấy không?

 Trả lời:

 

Theo Điều 66: Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết (luật hôn nhân và gia đình 2014)

  1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
  2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
  3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
  4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

 

chia-nha-tho-cung_rgsm_thumb.jpg
Hình minh họa 
 

 

Như vậy, tài sản chung của cha mẹ bạn là ngôi nhà và ½ giá trị ngôi nhà thuộc về mẹ bạn. ½ giá trị ngôi nhà còn lại chính là di sản thừa kế bố bạn để lại. Trong trường hợp chia thừa kế sẽ được chia như sau: Điều 676 người thừa kế theo pháp luật (Bộ luật dân sự 2005)

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn gồm: mẹ bạn, hai chị em gái bạn, con riêng của bố bạn. Như vậy người con riêng của bố bạn (nếu có căn cứ chứng minh điều này) sẽ được hưởng ¼ di sản thừa kế tương đương với 1/8 giá trị ngôi nhà. Tuy nhiên nếu việc chia di sản này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mẹ con bạn, gia đình bạn có thể căn cứ khoản 3 điều 66 nêu trên yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. 

Luật sư Trần Đức Sơn

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn