Về mặt lý thuyết, nó có thể giúp những người bị rối loạn giọng nói do dây thanh âm bị tổn thương hoặc bị liệt giao tiếp, kể cả những người đang hồi phục sau phẫu thuật ung thư vòm họng nói chuyện mà không cần sử dụng dây thanh âm.
Miếng dán không chỉ phát hiện các chuyển động của cổ họng liên quan đến lời nói mà còn khai thác chuyển động đó để tạo ra điện. Nghĩa là thiết bị có thể hoạt động mà không cần pin hoặc cắm điện.
Miếng dán có cấu trúc 5 lớp siêu mỏng, các lớp bên ngoài được làm bằng vật liệu silicon mềm dẻo, lớp giữa được làm bằng silicon và nam châm siêu nhỏ tạo ra từ trường thay đổi theo chuyển động của cơ cổ họng. Hai lớp bao quanh được làm từ những cuộn dây đồng, chuyển những thay đổi từ trường này thành tín hiệu điện.
Tín hiệu điện này sau đó được đưa vào thuật toán học máy để chuyển các xung thành giọng nói. Để huấn luyện thuật toán, mỗi người tham gia nghiên cứu lặp lại 5 cụm từ ngắn, mỗi cụm từ 100 lần trong khi chương trình theo dõi chuyển động cổ họng của họ. Điều này dạy hệ thống liên kết các chuyển động cụ thể với một cụm từ nhất định.
Theo Jun Chen, trưởng nhóm nghiên cứu, ý tưởng về thiết bị xuất hiện sau khi ông bị đau họng vì giảng bài hàng giờ liền. Sau đó, ông đã tìm được vật liệu mềm tương thích làm từ các nam châm cực nhỏ nhúng trong silicon mỏng.
Hiện, nhóm sử dụng vật liệu nói trên tạo ra miếng dán, giúp miếng dán có khả năng phản ứng với áp lực từ chuyển động của cơ cổ tác động lên nó. Khi một người thực hiện các chuyển động cần thiết để nói, thiết bị sẽ phản ứng bằng cách tạo ra các tín hiệu điện có thể chuyển thành lời nói.
Lợi thế của thiết bị mới này là không cần dùng pin hay thanh quản điện, vừa đắt tiền hoặc xâm lấn nên ít người tiếp cận được.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn