Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia gửi Bộ Y tế văn bản số 752/VKNQG- QLCL, ký ngày 22/8 về kiểm nghiệm mẫu hải sản tại Hà Tĩnh, cho thấy có rất nhiều mẫu bị nhiễm độc tố Phenol, Cyanua, Cadimi.
Cụ thể, theo văn bản trên, Viện đã tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm 9 mẫu do Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh gửi tới ngày 9/8. Các mẫu này gồm cua và ghẹ, được Chi cục lấy ngày 5/8 tại Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) và vùng biển huyện Kỳ Anh.
Kết quả cho thấy: Có 1 mẫu nhiễm Cadimi vượt ngưỡng cho phép; 5 mẫu nhiễm Cyanua; 3 mẫu phát hiện hàm lượng Phenol.
Văn của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia gửi Bộ Y tế báo cáo về kết quả xét nghiệm hải sản tại Hà Tĩnh |
Về vấn đề này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, bản xét nghiệm trên là thật, nhưng mẫu được lấy từ đầu tháng 8/2016. Còn kết quả xét nghiệm mới nhất là tính đến ngày 19/8, chỉ có 1/18 mẫu bị nhiễm kim loại nặng. Ngày 24/8, Bộ Y tế đã công bố kết quả này.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), về hải sản bị nhiễm phenol, cyanua, cadimi trên thế giới cũng chưa có tiêu chuẩn về ngưỡng an toàn. Vì vậy, cũng chưa kể kết luận được hải sản có an toàn hay không. Hai chỉ số này chỉ là để so sánh với chỉ số ô nhiễm môi trường trong suốt thời gian trong và sau khi xảy ra sự số môi trường Formosa. Việc xét nghiệm hải sản chỉ để quan trắc liên quan đến môi trường chứ không dựa vào đó để đánh giá an toàn thực phẩm.
Cũng theo ông Phong, trong kết quả xét nghiệm mới nhất có 1 mẫu hải sản có kim loại vượt ngưỡng. Vì vậy, Bộ Y tế sẽ tiếp tục lấy mẫu ở diện rộng để xét nghiệm. Theo kế hoạch, trong đầu tháng 9/2016, Bộ sẽ công bố kết quả xét nghiệm để trả lời câu hỏi hải sản tại các tỉnh miền Trung đã ăn được chưa.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), về hải sản bị nhiễm phenol, cyanua, cadimi trên thế giới cũng chưa có tiêu chuẩn về ngưỡng an toàn. Vì vậy, cũng chưa kể kết luận được hải sản có an toàn hay không. Hai chỉ số này chỉ là để so sánh với chỉ số ô nhiễm môi trường trong suốt thời gian trong và sau khi xảy ra sự số môi trường Formosa. Việc xét nghiệm hải sản chỉ để quan trắc liên quan đến môi trường chứ không dựa vào đó để đánh giá an toàn thực phẩm.
Cũng theo ông Phong, trong kết quả xét nghiệm mới nhất có 1 mẫu hải sản có kim loại vượt ngưỡng. Vì vậy, Bộ Y tế sẽ tiếp tục lấy mẫu ở diện rộng để xét nghiệm. Theo kế hoạch, trong đầu tháng 9/2016, Bộ sẽ công bố kết quả xét nghiệm để trả lời câu hỏi hải sản tại các tỉnh miền Trung đã ăn được chưa.