"Mổ xẻ" chuyện 80% các dự án khởi nghiệp của thanh niên bị thất bại

16:16 | 11/12/2017;
80% các dự án khởi nghiệp thất bại, làm thế nào để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp? Tại diễn đàn "Khởi nghiệp, việc làm", các đại biểu tập đã trung trao đổi về những rào cản pháp lý, trở ngại kiến thức, nguồn vốn… cần các Bộ, ngành vào cuộc hỗ trợ.

"Diễn đàn Khởi nghiệp, việc làm" do Bộ LĐ-TB&XH và TƯ Đoàn TNCS HCM tổ chức chiều 10/12 là một trong những hoạt động của Chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022 đang diễn ra.

Các thống kê gần đây cho thấy, hiệu quả các dự án khởi nghiệp ở Việt Nam không cao. Có tới 80% các dự án khởi nghiệp thất bại. Bản thân người khởi nghiệp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế như chưa nhận thức rõ về các vấn đề pháp lý, chọn sai loại hình doanh nghiệp, thiếu hợp tác, xác định sai phương pháp khởi nghiệp.

dien-dan-khoi-nghiep-2.jpgCác lãnh đạo Bộ, ngành trao đổi cùng đại biểu Đoàn thanh niên tại Diễn đàn Khởi nghiệp, việc làm

Tại diễn đàn, các đại biểu Đoàn thanh niên chia sẻ về những khó khăn và đặt câu hỏi với lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan về việc tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; việc định hướng, thúc đẩy phát triển mạng lưới các đơn vị cố vấn, tư vấn, cung cấp dịch vụ quản trị cho doanh nghiệp khởi nghiệp; tháo gỡ những khó khăn về nguồn vốn cho thanh niên khởi nghiệp; tháo gỡ các rào cản pháp lý thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp…

Giải đáp những trăn trở về nội dung này, ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: Các ý tưởng mới, khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ về khuôn khổ pháp lý theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, có đối tượng doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh; doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị; doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
dien-dan-khoi-nghiep.jpgĐại biểu Đoàn thanh niên trao đổi, nêu những trăn trở về khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khởi nghiệp 

Với ý kiến của đại biểu về các ý tưởng khởi nghiệp rất khả thi nhưng mau chóng bị “chệch hướng” hoặc thất bại do không được hỗ trợ cố vấn, ông Nguyễn Thế Phương khẳng định: Bên cạnh việc hỗ trợ về hành lang pháp lý, cải cách hành chính, tạo cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, thì cần có các hoạt động hỗ trợ khác như nâng cao kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, nguồn vốn, nhưng thực tế vẫn còn hạn hẹp.

Theo ông Phương, Chính phủ đã có định hướng các Bộ, cơ quan thúc đẩy thành lập mạng lưới cố vấn, tư vấn và các dịch vụ quản trị hỗ trợ cho phát triển doanh nghiệp, mạng lưới tư vấn viên. “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được giảm chi phí cho các hoạt động tư vấn này. Đồng thời, Bộ KH&ĐT đang trình dự thảo, trong đó có nội dung xây dựng mạng lưới tư vấn viên cho doanh nghiệp khởi nghiệp”, ông Phương nói.

dien-dan-khoi-nghiep-3.jpg

Về tháo gỡ khó khăn nguồn vốn cho thanh niên khởi nghiệp, theo ông Phương, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định thành lập quỹ hỗ trợ DNVVN với số vốn khoảng 300 tỷ đồng; có định hướng khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời đang xây dựng các quy định, quy chế về tiếp cận nguồn vốn này để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn