Mối liên hệ giữa sưng khớp và Covid-19 là gì?

07:40 | 21/05/2021;
Mặc dù đã có những báo cáo liên quan tới sưng khớp khi nhiễm Covid-19 chẳng hạn như ngón chân covid,... nhưng đây chưa phải là một triệu chứng phổ biến được công nhận do không phải bệnh nhân nào cũng gặp.

Ngày càng có nhiều báo cáo hơn về chứng viêm khớp phản ứng có liên quan tới Covid-19. Bên cạnh đó, người bị viêm khớp cũng là nhóm dễ gặp phải các nhiễm trùng hơn. Điều này cũng khiến họ có nguy cơ cao gặp các triệu chứng nặng hay biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm Covid-19.

Một số người có thể nhầm lẫn giữa đau khớp và sưng khớp; hoặc viêm khớp và đau khớp. Mặc dù đau cơ, khớp có thể là một triệu chứng của Covid-19 nhưng điều này không xảy ra cùng với hiện tượng sưng khớp và viêm khớp. Mà viêm khớp và sưng khớp là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp.

Mối liên hệ có thể có giữa sưng khớp và Covid-19 là gì?

1. Sưng và đau khớp có phải là triệu chứng của COVID-19 không?

Những người dương tính với virus SARS-CoV-2 có thể gặp phải một loạt các triệu chứng từ 2 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Bao gồm:

- Sốt, ớn lạnh

- Ho

- Thở gấp, khó thở

- Mệt mỏi

- Đau cơ, đau mỏi cơ thể

- Đau đầu

- Mất vị giác hoặc tự nhiên ngửi đâu cũng thấy mùi trứng thối

- Đau họng

- Nghẹt mũi, chảy nước mũi

- Buồn nôn hoặc nôn

- Bị tiêu chảy.

Trong khi Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp thì nhiều báo cáo ghi nhận những biểu hiện "lạ" xảy ra bên ngoài phổi. Chẳng hạn như đau cơ là một triệu chứng cổ điển khi bị nhiễm Covid-19, nhưng các dấu hiệu cơ xương khác cũng có thể xảy ra.

Mối liên hệ giữa sưng khớp và COVID-19 là gì? - Ảnh 2.

Có nhiều triệu chứng Covid-19 xảy ra bên ngoài phổi (Ảnh: Internet)

Cụ thể một số biến chứng về cơ và khớp của Covid-19 có thể bao gồm:

- Viêm cơ

- Rối loạn chức năng thần kinh gây yếu cơ và tê liệt

- Các bệnh về khớp

- Sự bất thường ở các mô mềm.

Mặc dù nhiễm virus có thể gây sưng khớp nhưng có vẻ như Covid-19 không gây ra viêm khớp thể lâm sàng nhưng bệnh nhân lại khá đau khớp và cơ. Ngoài ra, nhiễm Covid-19 còn có thể làm tăng nặng bệnh ở người có tiền sử mắc bệnh viêm khớp.

Trong một nghiên cứu đăng tải trên NCBI năm 2019 có lưu ý rằng, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus corona chủng mới có thể là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, hiện tại không có báo cáo nào cho thấy mối liên hệ giữa Covid-19 với các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp.

Tuy vậy thì các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu. Vì thế bạn nên cập nhật liên tục về các dấu hiệu nhiễm virus Covid-19 TẠI ĐÂY.

2. Sưng khớp hay viêm khớp có phải là triệu chứng của Covid kéo dài không?

Covid kéo dài là tình trạng sức khỏe sau khi phục hồi Covid có những triệu chứng vẫn tiếp tục kéo dài thêm từ vài tuần cho tới vài tháng.

Mối liên hệ giữa sưng khớp và COVID-19 là gì? - Ảnh 3.

Sưng khớp lại không phải là một triệu chứng phổ biến của Covid kéo dài (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, có vẻ nhưng trong khi mọi người có thể bị đau khớp kéo dài sau Covid thì sưng khớp lại không phải là một triệu chứng phổ biến của Covid kéo dài - một báo cáo của CDC cho hay.

3. Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19 thì sao?

Theo một nghiên cứu đăng tải trên The Lancet hồi tháng 3/2021 có báo cáo về trường hợp bị viêm khớp dạng thấp sau khi tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là các nhà nghiên cứu không thể xác định được nguy cơ bùng phát cơn viêm khớp dạng thấp này là do đâu nên không thể quy kết là tác dụng phụ sau tiêm chủng.

The American College of Rheumatology cũng lưu ý rằng, không có mối liên hệ đáng lo ngại nào giữa tiêm chủng và khuyến cáo không nên tiêm ở người bị bệnh thấp khớp hay viêm khớp. Do vậy đây không phải là lý do để bạn từ chối tiêm chủng.

Đọc thêm:

Tổng hợp 14 tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19

4. Vậy tại sao Covid-19 có thể gây ra ảnh hưởng tới các khớp của người bệnh?

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập như virus Covid-19. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì phản ứng miễn dịch này có thể dẫn tới một phản ứng viêm cao độ và ảnh hưởng tới một vài bộ phận, bao gồm khớp.

Một nghiên cứu đã ghi nhận mối liên hệ giữa việc nhiễm virus chẳng hạn như SARS-CoV-2 và các tình trạng viêm khớp.

Mối liên hệ giữa sưng khớp và COVID-19 là gì? - Ảnh 4.

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập như virus Covid-19 (Ảnh: Internet)

Viêm khớp do virus có thể xảy ra khi virus xâm nhập vào khớp và kích hoạt phản ứng miễn dịch và gây viêm tại khớp đó. Và mặc dù viêm khớp phản ứng ít phổ biến hơn khi nhiễm Covid-19 nhưng các báo cáo gần đây cho thấy việc cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

Do thời gian hồi phục các triệu chứng do Covid-19 rất khác nhau nên có người sẽ cảm thấy tốt hơn trong 2 tuần nhưng có người lại cần nhiều thời gian hơn. Đặc biệt là với những người gặp hội chứng Covid kéo dài. Thời gian cần để hồi phục có thể lên tới 60 - 90 ngày sau đợt nhiễm Covid đầu tiên.

Trong các trường hợp bị viêm khớp lâm sàng thì bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và sưng khớp có thể hết trong vài ngày cho tới vài tuần.

5. Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Để giúp giảm các triệu chứng của Covid-19 bao gồm cả sưng khớp tại nhà, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước. Nếu được kê thuốc, hãy uống theo đúng chỉ định của bác sĩ để giảm đau và khó chịu do vùng viêm gây ra.

Chườm túi lạnh có thể làm giảm vùng sưng. Tuy nhiên, chỉ nên chườm lạnh dưới 20 phút mỗi lần để tránh bị bỏng lạnh.

Mối liên hệ giữa sưng khớp và COVID-19 là gì? - Ảnh 5.

Chườm túi lạnh có thể làm giảm vùng khớp bị sưng viêm (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- Khi nào thì nên chườm nóng? Khi nào thì nên chườm lạnh

- Các biện pháp tự nhiên giúp giảm đau khớp

6. Covid-19 và người có tiền sử bị viêm khớp

Những người có tiền sử mắc bệnh viêm khớp dễ có nguy cơ nhiễm virus Covid-19 hơn và cũng dễ gặp phải các biến chứng của bệnh hơn sau khi nhiễm.

Điều này có thể là do các phương pháp điều trị Covid-19 có thể làm thay đổi hoặc ức chế hệ thống miễn dịch của người bệnh từ đó tăng khả năng nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát bệnh viêm khớp thì nguy cơ sẽ giảm xuống. Vì thế, nếu đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì nên tiếp tục thực hiện theo một cách chặt chẽ.

Kết luận

COVID-19 là một bệnh đường hô hấp có thể gây ra các triệu chứng khác bên ngoài phổi. Mọi người có thể gặp các triệu chứng đau cơ và khớp, nhưng không phải ai cũng bị sưng khớp

Nghiên cứu cho thấy rằng, sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 thì mặc dù hiếm gặp vẫn có những trường hợp bị viêm khớp do virus và viêm khớp phản ứng và dẫn tới sung khớp. Hãy nói chuyện với bác sĩ chủ trị của bạn để có phương pháp can thiệp phù hợp.

Nguồn dịch: https://www.medicalnewstoday.com/articles/rheumatoid-arthritis-and-covid-19


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn