Một chiến sĩ công an nguy cơ phơi nhiễm HIV trong vụ tai nạn ở Kon Tum

21:47 | 03/07/2017;
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum cho biết, trong số 12 người vừa được phát hiện thêm có nguy cơ phơi nhiễm HIV có một chiến sĩ công an. Đến nay, tổng số người có nguy cơ phơi nhiễm HIV lên đến con số 36, trong đó có 24 y bác sĩ.
Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Diệu Thúy, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kom Tum xác nhận với PNVN vào tối ngày 3/7.

Theo bà Thúy, trong số 12 người được phát hiện mới, có 7 y bác sĩ, 1 chiến sĩ công an, 3 người dân và 1 nạn nhân. Như vậy tính đế thời điểm này, trong số 36 bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm, thì 24 người là nhân viên y tế, 10 người dân tham gia cấp cứu, 1 chiến sĩ công an và 1 nạn nhân.

“Hiện tại, tất cả những người có nguy cơ phơi nhiễm đều đã được điều trị thuốc ARV theo đúng quy trình của Bộ Y tế”, bà Thúy nói.
tai-nan.jpg
Các bác sĩ cấp cứu cho nạn nhân vụ tai nạn giao thông ở Kon Tum

 Trước đó, như PNVN đã thông tin, vụ tai nạn giao thông tại địa phận xã Đắk Hring (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) do 2 xe đâm nhau làm hàng chục người thương vong, trong đó có một người nhiễm HIV. Trong quá trình cấp cứu, 24 người trong đó có 17 cán bộ y tế và 7 người dân tham gia có tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.

Sau khi xảy ra sự việc, Bộ Y tế đã chỉ đạo ngành y tế Kon Tum thực hiện phát thuốc ARV miễn phí cho những người có nguy cơ phơi nhiễm.

Phơi nhiễm với HIV là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Các dạng phơi nhiễm thường gặp: Do bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu. Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào. Máu, chất dịch của người có H bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

Phơi nhiễm có thể mắc hoặc không mắc. Tỷ lệ mắc bệnh do phơi nhiễm là 3/1.000.



Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn