Bản chất, trong Đông Y, rau mồng tơi là thực phẩm có tính hàn, vị chua và không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng và còn có nhiều tác dụng như lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp cũng như trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả.
Ngoài ra, chất nhầy pectin của rau mồng tơi còn có tác dụng kích thích tiêu hóa hoạt động trơn tru nhuận tràng tốt hơn. Không những thế, pectin còn có khả năng ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo cũng như còn có lợi cho những đối tượng muốn giảm cân hoặc người bệnh mắc rối loạn mỡ máu.
Như đã biết, dù là thực phẩm có tốt cho sức khỏe đến đâu nếu tiêu thụ nhiều hoặc việc tiêu thụ sai cách cũng đều không tốt cho sức khỏe. Lương y Bùi Hồng Minh thuộc Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết, một số sai lầm khi ăn canh rau mồng tơi không được phạm phải như sau:
Thực tế, trong y học cổ truyền thì rau mồng tơi được sử dụng như một loại thuốc thiên nhiên và có tác dụng giúp hạ hỏa cơ thể tốt do có tính hàn, tác dụng nhuận tràng và thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón hiệu quả.
Nhưng đối với người bệnh nhân tiêu chảy, đại tiện lỏng thì việc ăn quá nhiều rau mồng tơi còn gây ra tác dụng phụ, thậm chí có thể khiến tình trạng tiêu chảy ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, đối với người bệnh bị đau dạ dày, việc ăn nhiều rau mồng tơi còn đồng nghĩa với việc thu nạp lượng chất xơ quá lớn và từ đó làm tăng gánh nặng dạ dày cũng như làm trầm trọng hơn các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và đau bụng xảy ra.
Trong khi đó, rau mồng tơi là thực phẩm chứa nhiều purin và là hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể có thể biến thành axit uric và làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Do đó, người bệnh thận ăn nhiều rau mồng tơi sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người mắc bệnh gout cũng không nên ăn nhiều rau mồng tơi, vì rau mồng tơi có thể khiến các triệu chứng đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng hơn do việc rau mồng tơi làm tăng tích tụ uric trong cơ thể.
Nếu ăn quá nhiều rau mồng tơi cùng lúc, ngay cả đối với người khỏe mạnh cũng có thể gây ra tình trạng cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém vì rau mồng tơi còn chứa hàm lượng axit oxalic cao. Đây còn là loại hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt và khiến cơ thể khó có thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất quan trọng khác.
Bản thân cây rau mồng tơi dù lá hay thân đều khá nhớt và cứng. Vì vậy, nếu ăn sống rau mồng tơi còn có thể gây ra nhiều hiện tượng như cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu, đồng thời gây hại cho dạ dày.
Việc ăn canh rau mồng tơi đã được nấu chín kỹ cũng giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ tối đa các dưỡng chất và loại trừ khả năng nhiễm ký sinh trùng bám trên rau.
Đối với canh rau mồng tơi, không nên ăn canh rau mồng tơi đã để qua đêm. Việc rau mồng tơi là một trong các loại rau có chứa lượng nitrat rất lớn, do đó sau khi nấu mà không ăn luôn hoặc được bảo quản trong môi trường nhiệt độ phòng thì rau mồng tơi sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn khiến lượng nitrat tạo thành nitrite - đây là chất gây ung thư thực quản, dạ dày và đồng thời còn gây ra nhiều bệnh ở hệ tiêu hóa.
Thịt bò và mồng tơi được biết đến là hai thực phẩm có tính kỵ nhau. Do đó, việc kết hợp thịt bò và rau mồng tơi là không nên vì hai loại thực phẩm này kết hợp sẽ làm mất đi tính nhuận tràng. Đồng thời còn khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động kém hiệu quả hơn.
Đặc biệt, những người bị táo bón nên tránh ăn thịt bò và mồng tơi cùng lúc vì sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Dù là loại thực phẩm nào cũng đều cần lựa chọn rau có nguồn gốc an toàn. Rau mồng tơi được mua về sử dụng là loại rau sạch, ngon.
Lựa chọn rau mồng tơi an toàn là rau có màu xanh hơi vàng, không xanh mướt, xanh đậm. Lá mồng tơi có phiến ngắn, dày và phát triển một cách cân đối với phần thân. Chú ý phần thân rau giòn, rắn chắc và không bóng mượt bất thường như rau được phun kích thích.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn