Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại áo mưa khác nhau như: áo mưa bộ, áo mưa liền thân, áo mưa cánh dơi, áo mưa bộ, áo mưa liền thân... Mỗi loại đều có một đặc điểm riêng phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích của từng người nhưng dù là loại áo mưa nào thì cũng có khả năng bị hôi hoặc ẩm mốc nếu bạn không biết cách làm sạch và bảo quản.
Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó chỉ trong vài phút!
Đầu tiên, hãy chuẩn bị một chút bột giặt hoặc nước giặt tay. Sau đó, hãy nhúng áo mưa qua nước sạch để cuốn trôi bụi bẩn bên ngoài.
Tiếp theo, nếu sử dụng bột giặt, bạn hãy pha loãng xà phòng rồi dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng để tránh làm áo bị rách. Cuối cùng, bạn thực hiện tráng nước hoặc xịt nước theo chiều từ trên xuống dưới để bụi bẩn chảy xuống chứ không loang ra các khu vực khác trên áo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng lại nước xả quần áo khi vừa giặt xong để khử mùi cho áo mưa. Nếu như đã giặt xong thì bạn giũ áo mưa nhiều lần, không cần vò, rồi mang đi phơi. Áo mưa sau khi rũ nước, phơi khô sẽ sạch sẽ và không còn mùi hôi nữa.
Khi để áo mưa lâu ngày hoặc cất áo ngay sau khi đi mưa về mà không phơi khô, áo có thể bị mốc đi kèm mùi hôi khó chịu. Lúc này, đừng quá lo lắng vì bề mặt của áo mưa rất dễ làm sạch. Bạn chỉ cần dùng một miếng vải mềm, thấm ít giấm rồi lau qua, phần mốc có mùi khó chịu sẽ sạch ngay. Sau đó xả sạch lại và phơi lên để áo mưa có thời gian rũ nước, khô ráo.
Chanh chính là giải pháp hữu hiệu tiếp theo mà bạn có thể sử dụng để giải quyết vấn đề này. Bạn chỉ cần sử dụng lát chanh hay nước cốt chanh thấm vào khăn mềm chà lên những nơi bị thâm, mốc rồi đem phơi nắng cho khô.
Sau khi áo mưa đã khô, bạn nên sử dụng nước xả vải và nước sạch để tiếp tục các bước triệt mùi, làm thơm áo. Hãy nhớ, sau khi đã giặt sạch với nước xả vải, bạn phải đem phơi ở nơi thoáng mát, để khô tự nhiên để mùi hôi bay hết hoàn toàn và trả lại mùi thơm dễ chịu nhé!
Nếu không có thời gian để giặt sạch áo mưa sau khi đi mưa về, bạn cũng đừng vội treo áo lên hong khô luôn nhé. Thay vào đó, hãy nhúng áo lên xuống qua nước một cách mạnh tay để cát bám hay bụi bẩn trôi sạch một phần, sau đó phơi áo lên.
Việc phơi áo chỉ cần được tiến hành ngay sau bước treo vào móc rồi để ở một nơi thoáng mát, có gió và độ cao vừa phải, tránh để chạm mặt đất sẽ khiến áo bị bẩn. Như vậy, áo sẽ tự rũ nước và khô mà không bị nhăn nhúm.
Cuối cùng, bạn chỉ cần xếp lại cẩn thận và gấp thật ngay ngắn khi áo mưa khô là được.
Nhìn chung, việc thực hiện giặt áo mưa khá dễ dàng nhưng nếu áo mưa vô tình gặp phải các vấn đề như tình trạng về nấm mốc, dính chất bẩn cứng đầu thì cũng đừng vội vứt đi nhé!
Dưới đây sẽ là một số lưu ý và cách giải quyết để bạn có thể áp dụng:
- Áo mưa bị mốc: Bạn dùng chiếc khăn mềm nhúng vào hỗn hợp giấm và nước theo tỉ lệ 1:1 rồi lau sạch vùng nấm mốc. Nếu có thể, bạn nên xả sạch toàn bộ áo mưa qua nước để hạn chế nấm mốc phát sinh qua vùng khác. Cuối cùng đem áo đi phơi.
- Áo mưa bị thâm kim: Trong trường hợp áo mưa bị vết thâm kim, đừng vội vàng vứt bỏ, mà hãy thấm ướt những vết thâm kim bằng nước cốt chanh. Tiếp đến, bạn mang áo mưa phơi nắng ngoài trời rồi giặt sạch lại là sẽ có ngày chiếc áo sạch đẹp.
- Làm mới áo mưa: Sau thời gian sử dụng, bất cứ vật dụng nào cũng sẽ cũ đi và không còn đẹp như lúc mới. Để làm mới áo mưa, bạn hãy mua nước tẩy javel pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi ngâm áo trong thời gian ngắn. Lưu ý là javel phải được pha thật loãng, nếu không sẽ khiến áo dễ bị mục.
- Áo mưa bị dính kẹo cao su: Bạn dùng bọc nilon gói chiếc áo mưa lại và đặt vào tủ lạnh trong vài giờ. Không khí lạnh sẽ khiến kẹo cao su bị cứng lại và tự động bung ra.
Hy vọng, với những mẹo trên, áo mưa của bạn sẽ luôn sạch thơm như mới!
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn