Hỏi: Tôi đang là công chức Nhà nước, tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được 17 năm. Tôi nghe nói Luật BHXH hiện hành phân chia mốc thời gian tham gia BHXH để tính lương hưu. Vậy xin Báo PNVN cho biết các mốc đó được quy định thế nào?
Bế Thị Cườm (Lạng Sơn)
Ảnh minh họa |
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1, Điều 20 Thông tư 59/2015/TT về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần, thì:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật BHXH... được hướng dẫn như sau:
- a) Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc 60 tháng
- b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc 72 tháng
- c) Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc 96 tháng
- d) Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc 120 tháng
đ) Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc 180 tháng
Trong đó: Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Luật gia Nguyễn Tuấn