Muối và bệnh cao huyết áp: Cắt giảm để kiểm soát tốt hơn!

07:11 | 11/03/2021;
Theo các chuyên gia y tế, cắt giảm muối để kiểm bệnh soát cao huyết áp là điều mà mọi người nên đặc biệt lưu tâm.

Cách cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp là bỏ qua muối ăn, thế nhưng hầu hết natri có trong chế độ ăn uống của chúng ta lại đến từ thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, người có sức khỏe bình thường không nên dùng quá quá 2.300 miligam natri mỗi ngày; và giới hạn lý tưởng là không quá 1.500 mg đối với người lớn tuổi, đặc biệt là những người bị cao huyết áp. Thậm chí, nên cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp triệt để hơn, điều này tốt cho sức khỏe tim mạch.

Hãy cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp trước khi quá muộn! - Ảnh 1.

Cắt giảm muối để kiểm bệnh soát cao huyết áp là điều mà mọi người nên đặc biệt lưu tâm - Ảnh: express

1. Mối liên hệ giữa muối và bệnh cao huyết áp

Khi nghĩ về huyết áp, thông thường bạn không nghĩ đến thận. Thế nhưng khi cơ quan có hình hạt đậu này bị tổn thương hoặc rối loạn chức năng, có thể do ăn nhiều muối, thì cả huyết áp lẫn tim mạch của bạn đều bị ảnh hưởng theo.

Thận có chức năng lọc hơn 120 lít máu mỗi ngày, chúng giúp đào thải chất độc và chất lỏng dư thừa từ các tế bào khắp cơ thể và đưa đến bàng quang. Việc ăn quá nhiều muối có thể khiến thận khó thực hiện chức năng loại bỏ chất lỏng, khiến chất lỏng tích tụ trong cơ thể và làm huyết áp tăng lên.

Theo thời gian, ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, làm cứng và thu hẹp mạch máu. Điều này khiến lưu lượng máu và oxy đến các cơ quan quan trọng giảm đi. Tim càng cố gắng nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể càng làm tăng huyết áp. Do đó cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp là điều mà mọi bác sĩ đều khuyến nghị. Ngoài ra, bạn nên biết đến Tác hại của việc ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp đối với sức khỏe.

2. Thông tin về muối và lượng natri

2.1. Lượng natri có trong muối

Natri clorua hoặc muối ăn có khoảng 40% natri. Điều quan trọng nhất trong việc cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp chính là phải hiểu được lượng natri có trong muối. Dưới đây là lượng natri tương đương với lượng muối mà bạn dùng mỗi ngày:

1/4 thìa cà phê muối = 575 mg natri

1/2 thìa cà phê muối = 1.150 mg natri

3/4 thìa cà phê muối = 1.725 mg natri

1 thìa cà phê muối = 2.300 mg natri

Hãy cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp trước khi quá muộn! - Ảnh 2.

Cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp là điều mà mọi bác sĩ đều khuyến nghị - Ảnh: healthxchange

2.2. Nguồn cung cấp natri

Natri có thể có âm thầm trong các loại thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày. Do vậy, nếu muốn kiểm soát lượng natri nạp vào cơ thể, bạn hãy kiểm tra nhãn mác và giảm các loại đồ ăn chưa chất bảo quản. Dưới đây là một số loại thực phẩm người cao huyết áp cần lưu ý về hàm lượng natri có trong chúng:

- Thực phẩm chế biến sẵn

- Thực phẩm tự nhiên có hàm lượng natri cao hơn mức trung bình, bao gồm phô mai, hải sản, ô liu và một số loại đậu.

- Muối ăn, muối biển

- Một số loại thuốc không kê đơn

3. Mẹo mua sắm và nấu ăn giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp

Việc cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp nên được thực hiện triệt để từ công đoạn mua sắm cho đến nấu ăn, để đảm bảo lượng natri được tiết chế tối đa.

3.1. Mua sắm thông minh

Bước đầu, bạn nên thống kê ra các loại thực phẩm có hàm lượng natri thấp hơn hoặc thực phẩm chế biến sẵn có phiên bản ít muối hơn. Mặc dù có thể sẽ mất một khoảng thời gian để bạn thích nghi với chế độ ăn ít natri hơn, nhưng khi biết được tác động tích cực mà việc cắt giảm muối đối với bệnh cao huyết áp thì bạn sẽ không muốn trở về chế độ ăn như cũ.

Khi mua thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, hãy dành thời gian đọc thành phần ghi trên bao bì. Nghiên cứu cho thấy, người Mỹ nạp vào cơ thể tới 75% lượng natri từ các thực phẩm chế biến sẵn như súp, nước sốt cà chua, gia vị có trong đồ hộp.

Hãy cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp trước khi quá muộn! - Ảnh 3.

Việc cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp nên được thực hiện triệt để từ công đoạn mua sắm cho đến nấu ăn - Ảnh: express

- Hãy để ý các từ: soda, sodium, ký kiệu Na trên bao bì; những từ này cảnh báo sản phẩm có chứa các hợp chất natri.

- Nên mua sắm nhiều trái cây và rau củ hơn. Khi mua các loại thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp, hãy chọn những loại ít muối và không có nước sốt.

- Hãy lựa chọn các loại hạt không ướp muối, đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng.

- Chọn các loại hạt hoặc hạt không ướp muối, đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng.

3.2. Nấu ăn thông minh

Việc cắt giảm muối để kiểm soát bệnh cao huyết áp trong khâu nấu ăn là vô cùng quan trọng, bởi muối quyết định được hương vị món ăn nên nhiều người khó từ bỏ thói quen. Vì vậy, bạn hãy thực hiện một số mẹo dưới đây khi nấu ăn:

- Không sử dụng muối khi nấu ăn, và hãy dẹp bỏ bình lắc muối ra khỏi bàn ăn.

- Nên chọn một số chất thay thế để tạo vị mặn thay cho muối.

- Dùng các loại gia vị và thảo mộc để giúp tăng hương vị tự nhiên của thực phẩm.

- Đừng nêm muối trước khi bạn nếm thử món ăn, hãy cố gắng cảm nhận hương vị tự nhiên có trong thực phẩm.

Nguồn dịch:

1. https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/changes-you-can-make-to-manage-high-blood-pressure/shaking-the-salt-habit-to-lower-high-blood-pressure

2. https://health.clevelandclinic.org/kidneys-salt-and-blood-pressure-you-need-a-delicate-balance/


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn