Những người có mặt tại Đà Nẵng từ mùng 1 tháng 7 năm nay trở về địa phương thì điều đầu tiên cần thực hiện là làm khai báo y tế qua ứng dụng nCoV và thực hiện gọi điện thoại để thông báo ngay cho Trung tâm Y tế Phường nơi thường trú để được theo dõi y tế và nhận các hướng dẫn đúng về quá trình phòng chống dịch Covid-19.
Thống kê cho biết, có khoảng 80 ngàn người đến Đà Nẵng thực hiện công tác, du lịch trong tháng 7 năm 2020. Thời điểm này là lúc dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng tại đây. Ngoài ra, Hà Nội là địa điểm tập trung đông người nhất, có tới 21 ngàn người trở về từ Đà Nẵng từ ngày mùng 8 tháng 7 năm 2020.
Các địa phương đang vô cùng nhanh chóng, ráo riết thực hiện các biện pháp an toàn, thực hiện theo dõi và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 đối với những người trở về từ Đà Nẵng. Thực tế thì số lượng người trở về từ Đà Nẵng rất đông, điều này khiến nhiều người vẫn chưa được theo dõi, xét nghiệm.
Điều này gây hoang mang và nhiều người dân địa phương từ Đà Nẵng trở về nơi cư trú từ ngày 1/7 đến nay cần phải làm gì để chủ động phòng dịch và giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng nếu mắc bệnh?
Thực hiện xét nghiệm COVID-19 do Y tế chỉ định, người dân không tự ý liên hệ xét nghiệm được vì không có xét nghiệm dịch vụ đối với chủng virus này.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Trưởng Khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng thuộc Trường Đại học Quang Trung - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết: "Với những trường hợp người dân trở về từ Đà Nẵng, để được theo dõi sức khỏe, xét nghiệm COVID-19, họ phải liên hệ với Y tế phường nơi mình sống để khai báo y tế, theo dõi y tế. Y tế phường sẽ có những hướng dẫn chi tiết cũng như điều tra dịch tễ của người đó để xem có cần xét nghiệm hay không. Ngoài ra, người trở về từ Đà Nẵng nếu sống tại Hà Nội cũng có thể gọi theo đường dây nóng của TP.Hà Nội. 02438343537 - 0967981616 để khai báo y tế và được theo dõi y tế.
Cần đặc biệt ghi nhớ, việc xét nghiệm COVID-19 là do Y tế chỉ định. Người dân không tự đi liên hệ xét nghiệm được vì không có xét nghiệm dịch vụ.
Tôi có nhận được thông tin người dân trở về từ Đà Nẵng khi đến Trạm Y tế phường thì không được xét nghiệm COVID-19 luôn mà họ hẹn ngày khác. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được, vì sau khi điều tra dịch tễ, thăm khám ban đầu có thể y tế địa phương nhận thấy trường hợp không cần xét nghiệm ngay nên không lấy mẫu thời điểm đó mà chờ thời gian phù hợp, khi mà virus (nếu có) sẽ phát triển và cho kết quả.
Tuy nhiên, để bảo vệ người thân và cộng đồng, trong thời gian chờ đợi, bạn nên tự cách ly tại nhà, tránh tiếp xúc đông người, đặc biệt tránh tiếp xúc với người cao tuổi, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che mũi miệng khi ho, hắt hơi, theo dõi nhiệt độ và tình trạng sức khỏe, ăn uống dinh dưỡng hợp lý, thể dục đều đặn. Nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải gọi điện thoại cho y tế địa phương hoặc đường dây nóng để được tư vấn. Và cần đặc biệt hạn chế đến nơi đông người".
Để tìm hiểu quá trình khai báo và lấy mẫu xét nghiệm đúng đối với các trường hợp đi du lịch hoặc công tác tại Đà Nẵng từ ngày 1/7 đến nay, gặp gỡ chị H.M (một người dân tại Hà Nội có mặt tại Đà Nẵng từ ngày 12 đến ngày 14/7 công tác) đưa ra hướng dẫn cụ thể về quy trình khai báo, lấy mẫu xét nghiệm đúng cách.
Bản thân chị M cho biết, mình không đi đến các nơi và có tiếp xúc với các bệnh nhân đang dương tính với COVID-19 tại Đà Nẵng. Do khoảng thời gian chị có mặt tại Đà Nẵng để công tác nên chỉ thực hiện xong công việc là trở về khách sạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thời điểm nhận được lệnh khai báo khi Đà Nẵng có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng thì chị đã chủ động đi khai báo ngay.
Các bước được chị M chia sẻ về quá trình khai báo của mình:
- Chị tự cách ly tại nhà, chủ động đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên để bảo vệ bản thân.
- Thực hiện báo ngay cho ban quản lý toà nhà để nhờ hỗ trợ gọi cho Y tế phường. Hoặc mọi người cũng có thể tự liên lạc với Y tế phường theo SĐT hotline để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.
- Sau đó, bên Y tế phường sẽ đến nơi cư trú để lấy thông tin lịch sử di chuyển rồi hẹn giờ qua Trung tâm cách ly của quận để lấy mẫu xét nghiệm.
- Thời điểm này do từ Đà Nẵng trở về, ca lây lan trong cộng đồng vẫn chưa được kiểm soát hết nên bạn cần lưu ý không đến chỗ xét nghiệm bằng xe hay các phương tiện di chuyển công cộng. Chỉ nên đi xét nghiệm bằng xe riêng.
- Nên đem theo khẩu trang, mũ, cần buộc tóc gọn gàng, đeo thêm găng tay, mang theo xịt khuẩn vì đây là trung tâm cách ly nên tất cả những người có mặt tại đây đều nằm trong diện có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
- Đến đây, bạn sẽ được lấy 3 mẫu xét nghiệm ở họng, mũi và lấy máu. Quá trình xét nghiệm ở mũi gây cảm giác khá rát, do đó bạn cần thả lỏng và thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ.
- Sau quá trình thực hiện xét nghiệm bạn cần trở về nhà, tiếp tục tự cách ly ở nhà.
- Nên thường xuyên uống các loại nước chứa nhiều vitamin C như nước cam, nước ép ổi hoặc các loại trái cây tươi khác.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và đợi kết quả xét nghiệm.
Đại diện CDC TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết: Người dân ở các địa phương từ Đà Nẵng về từ 1/7 tới nay nên theo dõi để nắm được các cách thức cách ly, giám sát y tế phòng chống COVID-19 đạt hiệu quả.
Ngoài ra, những người từ Đà Nẵng trở về cần khai báo Y tế qua ứng dụng nCoV, trực tiếp gọi điện thoại để thông báo cho Trung tâm Y tế phường nơi cư trú để được theo dõi y tế và nhận hướng dẫn phòng dịch.
Đối với những người trở về từ Đà Nẵng nhiều hơn 14 ngày thì sẽ được lập danh sách và thực hiện xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy Dương tính với virus COVID-19 thì cần được điều trị cách ly. Khi kết quả cho thấy âm tính thì cần tự theo dõi sức khỏe cá nhân tại nhà theo hướng dẫn của y tế địa phương cư trú.
Những người trở về từ Đà Nẵng trong thời gian ít hơn hoặc bằng 14 ngày:
- Khi xuất hiện triệu chứng ho, sốt, khó thở thì cần lập tức báo ngay cho Trung tâm Y tế quận để được xét nghiệm và điều trị, sau đó thực hiện cách ly theo Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19", tại khu cách ly quận/huyện hoặc thành phố.
- Các trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân đang mắc Covid-19 thì cần được xét nghiệm và cách ly tập trung theo Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành.
- Những trường hợp có đến Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng hoặc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Đà Nẵng cần được thực hiện đầy đủ 2 bước là: xét nghiệm và cách ly tập trung.
- Nếu trường hợp có đến các địa điểm Bộ Y tế thông báo trong các bản tin thông báo khẩn sẽ thực hiện theo Quyết định số 879/QĐ-BYT ngày 12/03/2020 của Bộ Y tế. Trường hợp này sẽ được các nhân viên y tế sẽ giám sát sức khỏe đối tượng 2 lần một ngày. Đối với người phải giám sát y tế sẽ được sắp xếp ở phòng riêng, nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người trong gia đình, tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn bằng cách luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi phòng và không được phép ra khỏi nhà.
- Nếu bạn trở về từ Đà Nẵng nhưng không thuộc các trường hợp ở trên thì vẫn sẽ được xét nghiệm và tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, mọi người cần phải cung cấp thông tin liên lạc để giữ liên lạc với nhân viên y tế. Cần hạn chế tiếp xúc người xung quanh. Tuyệt đối không đi làm, không đi học, không dự tiệc tùng, sự kiện. Tốt nhất nên hạn chế ra khỏi nhà, tuy nhiên nếu công việc có việc phải ra khỏi nhà bạn cần mang theo khẩu trang.
Các mức độ cách ly mà mọi người cần biết:
Cấp độ 1:
- Tự theo dõi tại nhà, cung cấp thông tin chính xác và giữ liên lạc với nhân viên y tế.
- Lưu ý hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người xung quanh.
- Không đi làm, đi học, tham gia các sự kiện.
- Hạn chế việc rời khỏi nhà, chỉ đi ra khỏi nhà khi cần thiết và luôn đeo khẩu trang.
Cấp độ 2:
- Chỉ ở nhà, tuyệt đối không ra khỏi nhà.
- Cần có nhân viên y tế giám sát ngày 2 lần.
- Cần ở phòng riêng, hạn chế tối đa tiếp xúc với người nhà.
- Ngay khi ra khỏi phòng cần đeo khẩu trang.
Cấp độ 3:
Tập trung tại quận huyện hoặc thành phố để thực hiện cách ly tập trung.
1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
7. Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.
8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn