Câu nói "Bưởi, táo, lê rồi cũng thành mướp" là ý nói về vòng 1 của chị em phụ nữ thay đổi khác biệt giữa thời điểm trước và sau khi đã có con. Do núi đôi to lên nhanh chóng trong thời gian ngắn, cũng như có những tác động do sự thay đổi nội tiết tố hay thời gian cho con bú, dinh dưỡng không được cân bằng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến vòng 1 của chị em.
Vòng 1 của nữ giới ban đầu thường căng tròn tự nhiên, ngực nhô cao và làn da cũng mịn màng hơn rất nhiều.
Còn với phụ nữ sau khi sinh con, gần như sẽ không còn giữ được dáng ngực ban đầu, ngực thường có xu hướng to hơn, chảy xuống và kém săn chắc.
Không những chảy xệ, vòng 1 còn gần như teo nhỏ hoàn toàn hoá thành "bức tường" sau thời gian nuôi con.
Phần lớn, chị em phụ nữ sau khi sinh em bé sẽ gặp một số vấn đề ở núi đôi như:
- Ngực chảy xệ từ bưởi thành mướp
- Da ngực nhão, nhăn nheo, da thừa nhiều
- Hai bên bầu ngực không đều
- Ngực bị teo nhỏ lại
Và những điều đó làm họ mất tự tin. Vì thế, nâng ngực là một trong số những phương pháp làm đẹp được nhiều chị em quan tâm và lựa chọn nhất sau khi sinh con.Đây được xem là một trong số những cách giúp cải thiện kích thước, mang lại vẻ gợi cảm nhanh chóng nhất cho phái đẹp. Tuy nhiên, để trải qua ca đại phẫu an toàn và thành công, chị em cần biết những điều sau.
Lựa chọn thời điểm phù hợp
Để đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe người mẹ cũng như tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật, khoảng cách thời gian giữa nâng ngực và sinh em bé là yếu tố đáng quan tâm.
Để thực hiện phương pháp nâng ngực, thời gian phẫu thuật nên cách thời gian sinh con trước đó và thời gian mang bầu tiếp theo là khoảng 1 năm.
Cụ thể:
- Chỉ nên nâng ngực sau khi sinh em bé được khoảng 1 năm khi vòng 1 đã ổn định.
- Chỉ nên có kế hoạch mang thai trở lại sau khi phẫu thuật nâng ngực cũng khoảng 1 năm. Còn với những cặp vợ chồng đang có ý định sinh con trong thời gian gần nên hoãn ý định nâng ngực lại và chờ tới sau khi bé đã đủ 1 tuổi.
Trong trường hợp không đảm bảo được thời gian này, vòng 1 của bạn có thể bị ảnh hưởng, dáng ngực không đẹp hoặc có nguy cơ gây biến chứng, ảnh hưởng tới chức năng nuôi con bằng sữa mẹ về sau.
Kỹ thuật nâng ngực
Nâng ngực sau sinh cho phụ nữ hay còn gọi là nâng ngực chảy xệ hay treo ngực sa trễ. So với nâng ngực nội soi dành cho các bạn gái, nâng ngực cho phụ nữ sau khi sinh sẽ có những kỹ thuật khác biệt hơn một chút fo đặc điểm vòng 1 sau sinh thường chùng nhão, chảy xệ, da thừa nhiều hơn.
Xu hướng thay đổi của vòng 1 đối với nữ giới qua các lần mang thai và sinh nở, nên để có được dáng ngực như ý, kỹ thuật cũng có những sự điều chỉnh cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Nâng ngực sau sinh có 2 cách khác nhau:
- Treo ngực sa trễ làm tăng độ nhô không đặt túi độn: Đây là cách làm dành cho các chị em có ngực bị chảy xệ nhưng vốn đã có lượng mô tuyến vú nhiều. Quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ khâu gói mô tuyến vú lên cao, làm tăng độ nhô. Cần thiết sẽ loại bỏ một lượng mô và da thừa để vòng 1 trở lại tròn trịa, căng đầy và gọn hơn chứ không còn xồ xê như trước.
- Treo ngực sa trễ kết hợp đặt túi độn ngực: Đối với những chị em vòng 1 bị teo nhỏ lại hoặc mô tuyến hạn chế trước và sau khi sinh con, bác sĩ sẽ đặt thêm túi độn ngực để tăng kích thước, đồng thời kết hợp treo sa trễ để làm tăng độ nhô, cải thiện tính thẩm mỹ.
Tuỳ từng trường hợp, tình trạng tuyến vú mà chị em có thể đặt thêm túi độn hoặc chỉ treo sa trễ mà thôi.
Ngoài ra, chị em sau khi sinh con thường quầng vú và đầu ti có xu hướng to ra rất nhiều. Nên để cặp tuyết lê có vẻ đẹp hài hòa nhất, bác sĩ có thể tư vấn chị em kết hợp thu nhỏ quầng vú và đầu ti.
Lựa chọn túi độn ngực
Đối với những trường hợp treo sa trễ kết hợp với đặt túi độn nên chọn loại túi có kích thước phù hợp với vóc dáng, không nên tham lam mà chọn size túi quá lớn gây mất cân đối và có thể có nhiều bất tiện sau này khi mang thai có sinh con một lần nữa.
Các loại túi độn giữa các phương pháp đều giống nhau, chỉ khác nhau về kích thước cho mỗi người.
Vị trí đặt túi độn ngực
Những chị em sau khi nâng ngực vẫn còn có ý định sinh thêm em bé cầu lưu ý hết sức về vấn đề này để tránh ảnh hưởng về sau.
Đối với nữ giới, để không làm ảnh hưởng đến tuyến sữa và chức năng làm mẹ khi sinh con, khoang đặt túi ngực sẽ được tạo ở dưới cơ ngực lớn, không tác động đến mô tuyến vú cũng như cảm giác ở đầu ti.
Vết sẹo sau nâng ngực
Nâng ngực sau sinh hay treo ngực sa trễ chắc chắn sẽ để lại sẹo. Thông thường với trường hợp sa trễ kỹ thuật thực hiện sẽ để lại vết sẹo dọc từ đầu ti tới đường chân ngực nên chị em cần lưu ý.
Chị em nên tìm tới những bác sĩ thực hiện có chuyên môn, kỹ thuật cao, đường khâu sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ, mảnh hơn cho chị em. Đồng thời cũng yêu cầu quá trình chăm sóc, dưỡng thương và bôi kem sẹo chăm chỉ để vết sẹo có thể mờ dần theo thời gian.
Hình ảnh mô tả kỹ thuật treo ngực sa trễ phụ nữ đã sinh con với đường rạch quanh quầng vú và kéo dài tới chân ngực.
Hay vết mổ hình chữ T như thế này, tuỳ trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định khác nhau.
Quá trình chăm sóc sau khi nâng ngực
Cần chú ý một số vấn đề như:
- Hạn chế vận động mạnh hay có những tác động ảnh hưởng tới vòng 1 vừa mới giải phẫu xong. Bé còn nhỏ trong tuần đầu nên hạn chế bế bé như bình thường vì có thể chèn ép vòng 1 hay bé vô tình tác động lên; kiêng sinh hoạt vợ chồng thời gian đầu; tránh vận động quá sức…
- Không vào những nơi có nhiệt độ cao như phòng xông hơi.
- Tránh để nước dính vào vết thương.
- Vệ sinh sát khuẩn bằng nước muối sinh lý đều đặn.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Mặc áo định hình liên tục từ 1 – 1.5 tháng (tuỳ chỉ định).
Mặc áo định hình giúp giữ cho vòng 1 ổn định khi mới vừa phẫu thuật xong, nhanh lành giảm đau và cũng hạn chế biến chứng hơn.
- Bổ sung vitamin và dưỡng chất, ăn nhiều loại rau xanh, trái cây. Nhưng nên kiêng một số món dễ gây kích ứng da, tạo sẹo xấu, sẹo lồi như rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản, trứng và nước tương…
- Dùng kem sẹo sau khi vết thương bắt đầu kéo da non và dung liên tục khi sẹo mờ đi.
Hình ảnh về sự thay đổi lớn sau khi nâng ngực hậu sinh nở được nhiều chị em quan tâm.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn