Muôn vẻ người Sài Gòn đón Tết về

11:51 | 04/02/2021;
Không khí Tết đã len lỏi âm thầm tự khi nào trong những sinh hoạt hàng ngày của người Sài Gòn từ khá sớm. Nếu tinh ý, chúng ta sẽ thấy được sự hiện diện lặng lẽ và rõ dần ấy giữa cái se lạnh hiếm hoi vào những ngày này ở Sài Thành.
Một góc phố bắt đầu bán cờ tổ quốc, cờ Đảng và cờ lễ hội như sự hiện diện của những sắc màu Tết đầu tiên ở Sài Gòn. Những góc phố thế này cũng là nét đặc trưng ở Sài Gòn, nó gợi cho người đi đường cả giác hân hoan, háo hức hơn trước không khí lễ hội đến gần

Một góc phố bắt đầu bán cờ Tổ quốc, cờ Đảng và cờ lễ hội như sự hiện diện của những sắc màu Tết đầu tiên ở Sài Gòn. Những góc phố thế này cũng là nét đặc trưng ở Sài Gòn, nó gợi cho người đi đường cả giác hân hoan, háo hức hơn trước không khí lễ hội đến gần

Một góc phố nơi tập trung nhiều cửa hàng bán đồ trang hoàng nhà cửa, câu đối, lồng đèn… ngày Tết sát Chợ Kim Biên Q5 TPHCM. Mỗi năm đây được  xem  là nơi bắt đầu không khí chuẩn bị Tết sớm nhất ở Sài Gòn

Một góc phố nơi tập trung nhiều cửa hàng bán đồ trang hoàng nhà cửa, câu đối, lồng đèn… ngày Tết sát Chợ Kim Biên Q5 TPHCM. Mỗi năm đây được xem là nơi bắt đầu không khí chuẩn bị Tết sớm nhất ở Sài Gòn

Chợ Lớn vốn là chợ đầu mối hàng đầu ở TPHCM nên nhiều người dân hoặc các chủ cửa hàng bắt đầu đổ về đây mua hàng hóa, vật liệu về trang trí nhà cửa hoặc chuẩn bị số lượng lớn để bán trước thềm Tết Nguyên Đán

Từ các khu chợ người dân tranh thủ mua hàng hóa, vật liệu về trang trí nhà cửa trước thềm Tết Tân Sửu

Một nhà sư đang chọn lựa những câu đối bằng tiếng Hán tại  gian hàng bán đồ trang hoàng nhà cửa ngày Tết

Một nhà sư đang chọn lựa những câu đối bằng tiếng Hán tại gian hàng bán đồ trang hoàng ngày Tết

xe hớt tóc lưu động rất phong cách ở Sài Gòn, bên cạnh phục vụ khách đến thì chủ xe luôn sẵn sàng phục vụ miễn phí cho người lao động nghèo cần cầu hớt tóc ăn Tết. Anh Nguyễn Hoài Thanh, chủ xe, cho biết mỗi năm bên cạnh chuẩn bị cho gia đình thì niềm vui đón Tết của anh còn là việc phục vụ làm đẹp cho mọi người với 5 xe xuất hiện ở khắp các nẻo phố SG đến tận 30 Tết mới thật sự nghỉ ngơi, đặc biệt là phục vụ người nghèo có nhu cầu. Trước đây Thanh nhận phí cắt tóc cho người nghèo là 0 đồng nhưng bây giờ là 2 ngàn đồng. Anh cho biết làm vậy thì người được cắt miễn phí cũng bớt đi cảm giác tự ti là nhận của cho  mà họ vẫn là một khách hàng có trả phí, dù chỉ tượng trưng

Xe hớt tóc lưu động rất phong cách ở Sài Gòn, bên cạnh phục vụ khách đến thì chủ xe luôn sẵn sàng phục vụ miễn phí cho người lao động nghèo cần cầu hớt tóc ăn Tết. Anh Nguyễn Hoài Thanh, chủ xe cho biết, mỗi năm bên cạnh chuẩn bị cho gia đình thì niềm vui đón Tết của anh còn là việc phục vụ làm đẹp cho mọi người với 5 xe xuất hiện ở khắp các nẻo phố SG đến tận 30 Tết mới thật sự nghỉ ngơi, đặc biệt là phục vụ người nghèo có nhu cầu. Trước đây, Thanh nhận phí cắt tóc cho người nghèo là 0 đồng nhưng bây giờ là 2 ngàn đồng. Anh cho biết làm vậy thì người được cắt miễn phí cũng bớt đi cảm giác tự ti là nhận của cho mà họ vẫn là một khách hàng có trả phí, dù chỉ tượng trưng

Cũng như nhiều gia đình ở Sài Gòn rất thích không khí cả gia đình ấm cúng quây quần bên nồi bánh Tét nên cô Nguyễn thị Thu Cúc – Giảng viên trường TC Du lịch & Khách sạn Saigontourist Tết đã mời cô Trần Yến, một chuyên gia món Việt, để dạy cho các thành viên gia đình cách gói bánh Tét. Đây cũng là một buổi học tại gia khá hấp dẫn mà nhiều gia đình ở Sài Gòn lựa chọn vào cuối tuần, xem như một hoạt động để chuẩn bị  một cái Tết mang đậm truyền thống văn hóa Việt, ý nghĩa sum vầy

Cũng như nhiều gia đình ở Sài Gòn rất thích không khí cả gia đình ấm cúng quây quần bên nồi bánh Tét, nên cô Nguyễn thị Thu Cúc – Giảng viên trường TC Du lịch & Khách sạn Saigontourist đã mời cô Trần Yến, một chuyên gia món Việt, để dạy cho các thành viên gia đình cách gói bánh Tét. Đây cũng là một buổi học tại gia khá hấp dẫn mà nhiều gia đình ở Sài Gòn lựa chọn vào cuối tuần, xem như một hoạt động để chuẩn bị một cái Tết mang đậm truyền thống văn hóa Việt, ý nghĩa sum vầy

Niềm vui của bé khi hoàn thành được chiếc bánh Tét vừa được dạy

Niềm vui của bé khi hoàn thành được chiếc bánh Tét vừa được dạy

Nữ Mc Thanh Giang tranh thủ ngày không có show để dọn dẹp, trang hoàng nhà căn hộ của mình. Hào hứng giúp mẹ còn có cô con gái nhỏ -  bé Kiwi. Thanh Giang cho biết vì khi đến cận Tết thì sự kiện dày, phải chạy show liên tục, khó có thể chăm chút nhà cửa hơn nên rảnh lúc nào là tự mình dọn dẹp, chuẩn bị dần

Nữ Mc Thanh Giang tranh thủ ngày không có show để dọn dẹp, trang hoàng nhà căn hộ của mình. Hào hứng giúp mẹ còn có cô con gái nhỏ - bé Kiwi. Thanh Giang cho biết vì khi đến cận Tết thì sự kiện dày, phải chạy show liên tục, khó có thể chăm chút nhà cửa hơn nên rảnh lúc nào là tự mình dọn dẹp, chuẩn bị dần

Niềm vui trong ánh mắt bé Kiwi  khi mẹ Thanh Giang ướm thử chiếc áo Tết vừa mua

Niềm vui trong ánh mắt bé Kiwi khi mẹ Thanh Giang ướm thử chiếc áo Tết vừa mua

Elisabeth, một nhà thiết kế thời trang người Đan Mạch đã lấy chồng người Việt và sinh sống tại Việt Nam được 13 năm, hiện có 2 con trai. Với một người phương Tây làm dâu Việt như cô thì mỗi năm có 2 ngày Tết thật sự , Tết dương lịch và Tết âm lịch theo phong tục của chồng, Tết nào cũng quan trọng. Cô nói vui là mình sướng hơn vì mỗi năm có 2 dịp được thật sự thoải mái bên gia đình. Đặc biệt là 2 con trai của Elisabeth rất thích được lì xì trong ngày Tết Việt. Như mọi năm, ngay sau ngày Tết dương lịch thì Elisabeth bắt đầu trang trí vài không gian  trong nhà theo màu sắc Tết Việt vì trang trí là một sở thích hàng đầu của cô. Tiếp theo  Elisabeth chuẩn bị món mứt mình thích như mứt gừng và hạt hướng dương… Cô cho biết mình không phải là “fan” của món bánh Chưng, Bánh Tét nhưng cảm thấy vui khi các con mình được dạy, trải nghiệm làm bánh này tại trường học giúp  chúng hiểu hơn về truyền thống văn hóa của quê hương cha

Elisabeth, một nhà thiết kế thời trang người Đan Mạch đã lấy chồng người Việt và sinh sống tại Việt Nam được 13 năm, hiện có 2 con trai. Với một người phương Tây làm dâu Việt như cô thì mỗi năm có 2 ngày Tết thật sự , Tết dương lịch và Tết âm lịch theo phong tục của chồng, Tết nào cũng quan trọng. Cô nói vui là mình sướng hơn vì mỗi năm có 2 dịp được thật sự thoải mái bên gia đình. Đặc biệt là 2 con trai của Elisabeth rất thích được lì xì trong ngày Tết Việt. Như mọi năm, ngay sau ngày Tết dương lịch thì Elisabeth bắt đầu trang trí vài không gian trong nhà theo màu sắc Tết Việt vì trang trí là một sở thích hàng đầu của cô. Tiếp theo Elisabeth chuẩn bị món mứt mình thích như mứt gừng và hạt hướng dương… Cô cho biết mình không phải là “fan” của món bánh Chưng, bánh Tét nhưng cảm thấy vui khi các con mình được dạy, trải nghiệm làm bánh này tại trường học giúp chúng hiểu hơn về truyền thống văn hóa của quê hương cha

Với những người lao động chân tay, lam lũ thì tranh thủ thời gian cận Tết để kiếm tiền, trong tâm trí họ dường như chưa có khái niệm “Tết” vào thời điểm này

Với những người lao động chân tay, lam lũ thì tranh thủ thời gian cận Tết để kiếm tiền, trong tâm trí họ dường như chưa có khái niệm “Tết” vào thời điểm này

Chị  Thu Sương người Châu Phú -  An Giang và con gái cũng là người làm nhang thuê cho một cơ sở. Chị Sương còn có một người con gái lớn cùng nữa cùng làm chung. Vốn là người làm số lượng nhiều nhất tại cơ sở, mỗi ngày thu nhập của chị khoảng trên 300 ngàn. Cả Ba mẹ con ngày đêm liên tục làm ra những mẻ nhang hy vọng dành dụm được kha khá để về quê đón Tết

Chị Thu Sương, người Châu Phú - An Giang và con gái cũng là người làm nhang thuê cho một cơ sở. Chị Sương còn có một người con gái lớn cùng nữa cùng làm chung. Vốn là người làm số lượng nhiều nhất tại cơ sở, mỗi ngày thu nhập của chị khoảng trên 300 ngàn. Cả Ba mẹ con ngày đêm liên tục làm ra những mẻ nhang hy vọng dành dụm được kha khá để về quê đón Tết

Thu Sương đang trò chuyện với con gái trong lúc làm việc

Thu Sương đang trò chuyện với con gái trong lúc làm việc

Chị Ngọc Tuyết, một người làm nhang thuê ở làng làm nhang Bình Chánh đã làm liên tục từ 12h khuya đến tận trưa hôm sau để đủ số lượng cung cấp nhang cho thị trường Tết ở Sài Gòn đang bước vào giai đoạn cao điểm. Mỗi thau bột to đường kính khoảng 1m sau khi se thành thành nhang hết thì chị được trả công 50 ngàn đồng. Vào cao điểm, mỗi ngày chị làm từ khuya đến chiều được 6-7 thau mới về nghỉ. Chị hy vọng ngoài chi tiêu cho gia đình thì có thể dành dụm để mua một máy se nhang (khoảng 15triệu đồng) để có thể nhận vật liệu về tự làm nhang cải thiện thu nhập cao hơn một chút

Chị Ngọc Tuyết, một người làm nhang thuê ở làng làm nhang Bình Chánh đã làm liên tục từ 12h khuya đến tận trưa hôm sau để đủ số lượng cung cấp nhang cho thị trường Tết ở Sài Gòn đang bước vào giai đoạn cao điểm. Mỗi thau bột to đường kính khoảng 1m sau khi se thành thành nhang hết thì chị được trả công 50 ngàn đồng. Vào cao điểm, mỗi ngày chị làm từ khuya đến chiều được 6-7 thau mới về nghỉ. Chị hy vọng ngoài chi tiêu cho gia đình thì có thể dành dụm để mua một máy se nhang (khoảng 15triệu đồng) để có thể nhận vật liệu về tự làm nhang cải thiện thu nhập cao hơn một chút


 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn