Nghệ sĩ Nguyễn Á ra mắt 400 bức ảnh phản ánh chân thật cuộc chiến covid - 19

20:13 | 28/10/2020;
Có thể nói triển lãm và ra mắt sách ảnh “Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á là một sự kiện mang lại sự đồng cảm của xã hội đặc biệt nhất từ đầu năm đến nay. Với 400 bức ảnh miêu tả chân thật hành trình chống dịch Covid 19 của toàn dân Việt Nam trong thời điểm khắc nghiệt nhất khi đại dịch bùng phát từ tháng 2 đến tháng 6/2020.

Dấn thân vào nơi hiểm nguy với trái tim nóng bỏng

Đây là một công trình mà có thể nói lên trọn vẹn được cái tài năng, sự dũng cảm và tấm lòng của một nhiếp ảnh gia luôn say mê sáng tác như Nguyễn Á. Với một người luôn quan sát và nhạy cảm với từng hơi thở của cuộc sống thì những thời khắc khó khăn, hiểm nghèo của đại dịch lại chính là cơ hội để anh đi đến tận cùng của cảm xúc thông qua ống kính của mình.

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cùng cắt băng khánh thành khai mạc

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cùng cắt băng khánh thành tại Lễ khai mạc

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga tại buổi triển lãm

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga tại triển lãm

Nguyễn Á cho biết khi đại dịch bùng phát từ tháng 2, bằng  sự trải nghiệm và nhạy cảm vốn có của 30 năm cầm máy ảnh, anh bắt đầu lên đường tìm đến các điểm nóng để tác nghiệp. Dù chưa xác định được hình hài của tập sách ảnh, chỉ với cái tâm của một nghệ sĩ, anh muốn ghi lại hiện thực của sống trong đại cuộc với trái tim nóng bỏng của mình, biết rằng nguy cơ nhiễm bệnh có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Khi có mặt, trải nghiệm thực tế ở những điểm nóng của đại dịch như thôn Hạ Lôi, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Dã Chiến Củ Chi,... thì Nguyễn Á mới thấy rõ hơn những ý tưởng để đưa vào ống kính, hình thành 3 chương của sách ảnh:

Y đức Việt – Những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch Covid 19 – mô tả đầy đủ cung bậc về lực lượng y bác sĩ chịu nhiều hy sinh này. Mỗi  bức ảnh là một điểm sáng lung linh của y đức, nơi những con người chấp nhận khó khăn, hiểm nguy để giành lấy từng sự sống dù mong manh của con người. Có cả những giọt nước mắt hạnh phúc khi được cứu sống từ tay tử thần, có cả tiếng khóc chào đời của những sinh linh bé bỏng trong thời khắc mà tử thần rình rập xung quanh, nhưng vẫn an toàn trong sự bảo vệ và tình thương của lực lượng y bác sĩ tuyến đầu này. 

Và chắc chắn cũng không thể thiếu những ánh mắt đầy nhân ái luôn theo dõi từng mạch đập để giành lại sự sống cho bệnh nhân 91 người Anh mà khiến cả thế giới khâm phục và đầy sự biết ơn.

Các nữ điều dưỡng đang chuyển bệnh nhân về phòng điều trị của tòa nhà  BC – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Các nữ điều dưỡng đang chuyển bệnh nhân về phòng điều trị của tòa nhà BC – Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bệnh nhân số 91 người Anh đến ngày 22/6/2020 đã  hồi phục. Bác sĩ Xuân đang hướng dẫn bệnh nhân tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM

Bệnh nhân số 91 người Anh đến ngày 22/6/2020 đã hồi phục. Bác sĩ Xuân đang hướng dẫn bệnh nhân tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM

– Tập trung cao độ để theo dõi thông số sức khỏe bệnh nhân Covid 19

Tập trung cao độ để theo dõi thông số sức khỏe bệnh nhân Covid 19

Tiếp đến là "Những nỗ lực của lực lượng an ninh quốc phòng trong đại dịch Covid 19" – Lột tả biết bao sự hy sinh của các chiến sĩ bảo vệ an toàn và cách ly kịp thời những người dân trở về từ vùng dịch, đặc biệt là các đồn biên phòng ở  huyện Mường Khương -tỉnh Lào Cai dọc tuyến biên giới Việt Trung. Tại đây, anh chứng kiến từng bữa ăn giấc ngủ tạm bợ của các chiến sĩ trong những đợt tuần tra gian khổ giữa rừng để đảm bảo an ninh biên giới mà không ít lần nước mắt nhòe ống kính.

Chia sẻ tình quân dân (Tại khu cách ly trường quân sự tỉnh Lào Cai)

Chia sẻ tình quân dân (tại khu cách ly trường quân sự tỉnh Lào Cai)

Tại một chốt kiểm soát của các đồng chí đồn biên phòng Tả Gia Khâu, Mường

Tại một chốt kiểm soát của các đồng chí đồn biên phòng Tả Gia Khâu, Mường

Tranh thủ thời gian cách ly tập trung thêu tranh làm kỷ niệm

Tranh thủ thời gian cách ly tập trung thêu tranh làm kỷ niệm

Cuối cùng là "Tinh thần quyết tâm và niềm tin của toàn dân để chiến thắng đại dịch Covid 19" là những mảnh ghép đa sắc mang đầy hơi thở cuộc sống, thấm đẫm tính nhân văn của người dân khắp mọi miền. Đó là những cây ATM gạo, những siêu thị 0 đồng, những buổi phát thực phẩm miễn phí, bao nhiêu chuyến cứu trợ vùng sâu vùng xa…mang đậm tinh thần tương thân tương ái vượt qua khó khăn của người Việt.

Đoàn Thanh niên quận Hai Bà Trưng Hà Nội tham gia hỗ trợ trong chương trình “Triệu bữa cơm” tại “Xóm chạy thận” vào sáng 16-4-2020

Đoàn Thanh niên quận Hai Bà Trưng Hà Nội tham gia hỗ trợ trong chương trình “Triệu bữa cơm” tại “Xóm chạy thận” vào sáng 16-4-2020

Siêu thị 0 đồng tại TPHCM có đủ các loại thực phẩm để người khó khăn trong mùa dịch đến lấy

Siêu thị 0 đồng tại TPHCM có đủ các loại thực phẩm để người khó khăn trong mùa dịch đến lấy

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á và những ánh mắt đầy  “Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch” - Ảnh 11.

Mẹ và con trên con phố vắng trong mùa dịch

Những đôi mắt kể chuyện

Nổi bật và đọng lại trong lòng người xem triển lãm lẫn tập sách ảnh "Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch" là những ánh mắt. Nằm bên ngoài chiếc khẩu trang thường trực trong đại dịch chỉ còn ánh mắt để nói lên bao cảm xúc của người trong cuộc. Và bằng đôi mắt nhạy bén của mình, Nguyễn Á không bỏ sót một ánh mắt nào. Đó là sự lo lắng, tập trung  của bác sĩ lúc điều trị, là sự căng thẳng, cảnh giác của những chiếc sĩ nơi biên cương, ánh mắt cùng giọt nước mắt hạnh phúc, của lòng biết ơn từ những bệnh nhân, những con người được cứu đói từ chiếc ATM gạo…. Từng ánh mắt trong những bối cảnh khác nhau và chỉ có ánh mắt thôi nhưng người xem càng thấu hiểu biết bao thông điệp trong cuộc chiến chống Covid này.

Giọt nước mắt hạnh phúc của một bệnh nhân trong ngày công bố khỏi bệnh

Giọt nước mắt hạnh phúc của một bệnh nhân trong ngày công bố khỏi bệnh

    Không chỉ dày công, vượt qua mọi trở ngại, hiểm nguy, bay đi bay về  Bắc - Trung - Nam để có mặt bằng được ở những nơi đầy rủi ro thực hiện cho được những khung ảnh đắt giá nhất mà Nguyễn Á còn đưa vào tập sách những thông tin quí giá mà anh tập hợp trong suốt đại dịch. Đó là nhiều nhận định tích cực, khen ngợi của truyền thông thế giới về cuộc chiến chống đại dịch Covid tại Việt Nam. Đặc biệt là chia sẻ của chính những người anh hùng, những bác sĩ  trực tiếp trong cuộc chiến chống đại dịch. Khối thông tin mang lại sự cộng hưởng cho các khung ảnh của Nguyễn Á để truyền tải thông điệp mạnh mẽ về tình người và sự đồng lòng toàn dân, là điểm sáng lung linh nhất trong toàn cảnh chống dịch.

Những chiến sĩ tuyến đầu thầm lặng trong cuộc chiến chống Covid 19

Những chiến sĩ tuyến đầu thầm lặng trong cuộc chiến chống Covid 19

Một trường hợp sinh con trong thời gian cách ly tập trung do dịch

Một trường hợp sinh con trong thời gian cách ly tập trung do dịch

Bệnh nhân số 19 ngày ra viện

Bệnh nhân số 19 ngày ra viện

Sách ảnh "Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch" là tập sách thứ 13, một công trình đặc biệt của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á đã phát huy trọn vẹn sứ mạng của nhiếp ảnh nghệ thuật trong việc lột tả tận cùng của cảm xúc, của tình người. Ở góc độ báo chí, đáng khâm phục là sự dấn thân bằng mọi giá, đầy dũng cảm và nhanh nhạy ở những điểm nóng để mô tả sống động nhất hiện thực. Điều này không dễ có được ở những tay máy nhưng Nguyễn Á đã hội đủ để có thể  lưu lại được một cuộc chiến đầy kiêu hãnh của Việt Nam trong bối cảnh cả thế giới đồng cảnh ngộ.  Đó như một pho tư liệu sống động nhất về đại dịch Covid 19 tại Việt Nam.

Nói về tất cả những điều đó, Nguyễn Á chia sẻ: "Tôi chỉ biết làm bằng cái tâm của mình để thể hiện vấn đề mà toàn xã hội quan tâm, vì tôi càng dấn thân tôi càng thấy thêm yêu thương cuộc sống này"

– Hai sản phụ đi dạo trong khu cách ly điều trị của bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

– Hai sản phụ đi dạo trong khu cách ly điều trị của bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn