Thớt nhựa bẩn hơn thớt gỗ
Giáo sư Dean O. Cliver, chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học California (Mỹ) và một nhóm sinh viên đã nuôi cấy vi khuẩn salmonella trên thớt nhựa và thớt gỗ mới được sử dụng và sau đó dùng giẻ rửa bát làm sạch thớt với xà phòng, nước nóng.
Với thớt gỗ, vi khuẩn sẽ bị hút xuống dưới các rãnh trên bề mặt thớt, nơi chúng không sinh sôi được nữa và thậm chí sẽ bị chết. Ngay cả những thớt gỗ cũ có rãnh sâu cũng cho thấy mức độ tồn tại của vi khuẩn ít như những chiếc thớt mới.
Với thớt gỗ, vi khuẩn sẽ bị hút xuống dưới các rãnh trên bề mặt thớt, nơi chúng không sinh sôi được nữa và thậm chí sẽ bị chết. Ngay cả những thớt gỗ cũ có rãnh sâu cũng cho thấy mức độ tồn tại của vi khuẩn ít như những chiếc thớt mới.
Thớt gỗ được chứng minh là sạch hơn thớt nhựa |
Với thớt nhựa, dù đã được làm sạch và khử trùng đến vài lần mà vi khuẩn vẫn còn. |
"Với thớt nhựa, dù đã rửa dưới vòi nước nóng thì các vi khuẩn trong rãnh vẫn sống được. Ngay cả khi dùng các loại nước khử trùng (như thuốc tẩy Clo) thì vẫn thấy có vi khuẩn còn sót lại trong rãnh thớt", Giáo sư Cliver nói.
Tiếp đó, Viện Công nghệ và quản lý nước này cũng tiến hành một nghiên cứu về việc sử dụng thớt và khẳng định, dù ngâm thuốc khử trùng suốt đêm, thớt nhựa vẫn dính bám cặn bã khó tẩy rửa từ các loại thức ăn.
Lựa chọn thớt gỗ
Mỗi loại thớt thường được thiết kế chuyên dụng cho mục đích cụ thể mà bà nội trợ thông minh cần nắm rõ. Vì thế, để chọn một chiếc thớt sử dụng đúng chức năng và mục đích, trang Rodalesorganiclife đã khuyên người tiêu dùng cần lưu ý:
Thứ nhất, kích cỡ của thớt phải phù hợp với gian bếp. Để chọn được kích cỡ chiếc thớt phù hợp cho bếp nhà mình, bạn cần quan tâm đến hai vấn đề đó là: Kích thước của căn bếp và kích thước bồn rửa. Nếu gian bếp không được rộng rãi thì chẳng có lý do gì bạn lại lựa chọn một chiếc thớt kích thước lớn. Nó vừa gây khó khăn cho việc lưu trữ lại vừa bất tiện khi sử dụng. Bạn cũng nên chọn một chiếc thớt bằng ½ kích thước của bồn rửa là hợp lý.
Mỗi loại thớt thường được thiết kế chuyên dụng cho mục đích cụ thể mà bà nội trợ thông minh cần nắm rõ |
Thứ hai, độ dày của thớt tuỳ vào khối lượng thực phẩm. Độ dày của thớt phải đều.
Một chiếc thớt dày sẽ tạo sức nặng, khiến nó không bị trơn trượt khi sử dụng, giúp bạn sơ chế hay băm chặt tốt hơn. Tuy nhiên, nó rất nặng với chị em phụ nữ. Vì thế, nếu không phải thường xuyên xử lý một khối lượng thực phẩm lớn như các đầu bếp chuyên nghiệp thì bạn nên lựa chọn loại thớt mỏng nhẹ.
Thứ ba, bề mặt thớt không có mắt gỗ.
Giáo sư Cliver cũng làm một thí nghiệm đưa ra lời khuyên: Sau khi rửa sạch thớt gỗ, bạn nên cho thớt vào lò vi sóng, để 5 phút để nhiệt độ của lò tiêu diệt hết các vi khuẩn. Tuy nhiên, chỉ áp dụng cách nào với thớt gỗ, không cho thớt nhựa bởi nó không chịu nhiệt cao, cũng không áp dụng với thớt gỗ có bọc kim loại.
Về việc này, Ths.BS Trần Quốc Hùng, giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cũng cho rằng, trước khi sử dụng, ngâm thớt với tỉ lệ 200 gram muối/lít nước, ngâm nước muối trong vòng 24h để đảm bảo nước muối ngấm vào toàn thớ gỗ, sau đó mang ra phơi nắng rồi mới đưa vào sử dụng.
Về nguyên tắc sử dụng, sau 6 tháng thay 1 lần hoặc thay thớt khi thấy thớt ra mùn, có mùi lạ.
Thớt bẩn gấp 200 lần bồn cầu
Tổ chức Global Hygiene Council (Mỹ) đã chỉ ra rằng, trung bình bề mặt thớt chứa nhóm vi khuẩn Fecal (tìm thấy nhiều trong phân, tiêu biểu là E.coli) nhiều hơn bồn cầu nhà vệ sinh tới 200 lần.
TS Lisa Ackerley - chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết, khi để thớt trong một giờ mà không được rửa sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và rất khó để loại bỏ, đặc biệt là đối với thớt cũ với nhiều rãnh cắt sâu. Vi khuẩn E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) có thể lây lan từ thớt sang thức ăn khi thớt được vệ sinh không đúng cách.
Theo TS Lisa, mọi người thường chú ý nhiều đến nhà vệ sinh và dùng nhiều chất tẩy uế mà không nghĩ rằng nhà bếp là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm nhất. Thịt sống, rau sống chính là thủ phạm. 40% các vụ ngộ độc thức ăn là do điều kiện vệ sinh tại nhà kém.
|