Công nghệ đã làm thay đổi cách chúng ta mua sắm, khiến công việc này trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết. Nhưng điều này đang dần trở thành thói quen gây nghiện cho nhiều người. Theo một báo cáo được nghiên cứu bởi các bác sĩ tâm thần, nghiện mua sắm trực tuyến nên được xem là là một chứng rối loạn tâm thần. Báo cáo cũng nêu ra khoảng 5% người trưởng thành ở các nước phát triển mắc phải chứng "rối loạn mua sắm" này.
Tuy nhiên, tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa công nhận đây là một hội chứng sức khỏe tâm thần. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Comprehensive Psychiatry, có tiêu đề "Online Shopping in Treatment – Seeking Patients with Buying – Shoipping Disorder" (Mua sắm trực tuyến trong điều trị và tìm kiếm bệnh nhân mắc chứng rối loạn mua sắm) cho thấy nghiện mua sắm trực tuyến nên được công nhận chính thức là một chứng sức khỏe tâm thần. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 122 bệnh nhân bị ám ảnh bởi việc mua sắm và nhận thấy 33,6% trong số họ có dấu hiệu "rối loạn mua sắm" trực tuyến. Nghiên cứu cũng cho biết, điều này có thể làm tăng nguy cơ lo lắng, trầm cảm, các vấn đề gia đình và tài chính. Chưa kể, cuộc sống của nhiều người còn xoay quanh sự thôi thúc không thể kiểm soát để sở hữu những món hàng. Họ mua nhiều hơn mức họ cần hoặc trong khả năng chi trả. Người nghiện mua sắm càng trẻ thì các triệu chứng càng tồi tệ hơn.
Biểu hiện dễ thấy nhất là khi mua sắm trực tuyến tại cửa hàng bán sản phẩm có ưu đãi thêm một hay nhiều sản phẩm khác, nhiều người sẵn sàng mua tất cả chúng cho dù họ có cần dùng đến hay không. Họ không để ý đến việc sử dụng những sản phẩm đó mà mua chúng chỉ vì giá rẻ. Điều này có thể giải thích do thói quen sử dụng thẻ tín dụng bởi vì chi phí sản phẩm được thanh toán ngay sau chúng ta đặt mua mà không có bất cứ sự trì hoãn nào. Ngày trước, khi tiền mặt là phương thức chi trả duy nhất, điều này ít xảy ra.
Vậy các dấu hiệu của chứng nghiện mua sắm này là gì?
+ Đó là việc trong tủ đồ của bạn có những sản phẩm vẫn chưa bao giờ bóc mác.
+ Cảm thấy phấn khích tột độ mỗi khi mua sắm và cảm thấy lo lắng vào những ngày bạn không mua thứ gì đó.
+ Bạn có cảm giác hối hận sau khi mua hàng, hay cố che giấu thói quen mua sắm của mình?
Nếu có các biểu hiện trên thì bạn nên tìm sự giúp đỡ cho mình.
Hành vi mua sắm và nhận sản phẩm thúc đẩy sự gia tăng chất dopamine trong não. Điều này giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn. Để duy trì trạng thái này, người nghiện mua sắm tiếp tục mua sắm bừa bãi. Kết quả sau cùng của vấn đề này là thiếu nợ, cảm giác tội lỗi, xấu hổ cũng như giảm tập trung vào công việc hàng ngày, thường dẫn đến đổ vỡ trong các mối quan hệ.
Theo Cục phân tích kinh tế, trong năm 2017, người Mỹ đã chi 240 tỷ đô la - gấp đôi số tiền đã chi trong năm 2002 cho các mặt hàng như đồ trang sức, đồng hồ, sách, hành lý trên điện thoại và điện thoại và các thiết bị liên quan. Trong thời gian 15 năm, trong khi dân số chỉ tăng 13% nhưng trung bình mỗi năm một người Mỹ mua 66 sản phẩm may mặc và mỗi người có đến 81 pound (36kg) quần áo không dùng đến.
Mua sắm quá mức có thể khiến bạn rơi vào trạng thái khủng hoảng tài chính. Để hạn chế mua sắm bước đầu tiên bạn nên khóa thẻ tín dụng một thời gian và sử dụng tiền mặt. Tiếp theo là tìm đến các liệu pháp tư vấn hoặc hỗ trợ tâm thần. Bạn nên tìm hiểu để xác định điều gì thôi thúc bạn mua sắm và sau đó kiểm soát nó.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn