Nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam đưa đồ chơi dân gian đến gần thế hệ trẻ

19:00 | 03/09/2024;
Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nghệ nhân Phùng Đình Giáp chưa bao giờ có ý định từ bỏ nghề truyền thống. Mỗi con phỗng không chỉ là một món đồ chơi trẻ em trong dịp Tết trung thu, mà còn mang trong mình những câu chuyện, những ước vọng và ước mơ của người nghệ nhân.

Ông Phùng Đình Giáp (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam. Nghệ nhân Phùng Đình Giáp chia sẻ phỗng đất là loại đồ chơi truyền thống không thể thiếu trong những mâm cỗ trung thu của nhiều thế hệ trẻ em Kinh Bắc. 

Để làm được bộ phỗng đất phải trải qua bảy công đoạn tỉ mỉ. Phỗng đất được làm từ đất thó là sự kết hợp giữa đất sét và giấy bản. Đất sét phải lấy từ độ sâu 2,5m và chỉ lấy trong khoảng từ 20-30cm để đất có độ mịn, mang về phơi khô cho vào cối giã nhỏ, sàng mịn như bột mì.

Giấy bản được ngâm nước từ bảy đến tám ngày cho nhão như cháo. Nhào đất sét mịn với giấy bản, cho vào cối giã cho đến khi hòa làm một rồi dùng để nặn phỗng mà không bị dính. Các tượng phỗng sau khi được tạo hình sẽ mang đi phơi nắng ba đến năm ngày rồi phủ lên một lớp bột điệp trắng trước khi vẽ màu.

Nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam đưa đồ chơi dân gian đến gần thế hệ trẻ- Ảnh 1.

Theo nghề làm phỗng năm lên 8 tuổi, đến nay, ông Giáp vẫn luôn mong muốn gìn giữ nghề truyền thống này, qua từng bức tượng phỗng đất gửi gắm những điều hay, ý đẹp, những giá trị văn hóa truyền thống cho con cháu. Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, có những lúc nghề làm phỗng không đủ nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, ông Giáp chưa bao giờ có ý định từ bỏ nghề truyền thống này. Mỗi con phỗng không chỉ là một món đồ chơi trẻ em, mà còn mang trong mình những câu chuyện, những ước vọng và ước mơ của người nghệ nhân.

Nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam đưa đồ chơi dân gian đến gần thế hệ trẻ- Ảnh 2.

Một bộ phỗng đất truyền thống gồm 5 nhân vật: Nhà sư, mang ý nghĩa tâm linh, giáo dục con cháu sống hiền lành đúng mực; Người già mang ý nghĩa tôn trọng người cao tuổi; Trẻ em mang ý nghĩa măng non đất nước; Con rùa tượng trưng cho sự trường tồn; Con chim tượng trưng cho khát vọng hoà bình. Chính vì vậy, phỗng đất còn mang ý nghĩa giáo dục tới trẻ em.

Nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam đưa đồ chơi dân gian đến gần thế hệ trẻ- Ảnh 3.

Trong thời hiện đại thì mới có thể tiếp cận được đến nhiều người hơn, giúp cho phỗng đất có chỗ đứng trên thị trường, nghệ nhân Phùng Đình Giáp cho biết, ông liên tục sáng tác mẫu mới, mang tính độc bản, kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Ông cũng mang phỗng đất đi giới thiệu tại các làng nghề, tổ chức các chương trình trải nghiệm… với mong muốn món đồ chơi dân gian này đến gần hơn với thế hệ trẻ

Nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam đưa đồ chơi dân gian đến gần thế hệ trẻ- Ảnh 4.
Nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam đưa đồ chơi dân gian đến gần thế hệ trẻ- Ảnh 5.
Nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam đưa đồ chơi dân gian đến gần thế hệ trẻ- Ảnh 6.

Dịp trung thu năm nay, nghệ nhân Phùng Đình Giáp tổ chức nhiều buổi giới thiệu về phỗng đất. Ngoài việc chia sẻ các câu chuyện, ông còn cùng các em nhỏ nặn những hình thù các em yêu thích từ hỗn hợp đất thó và tô màu các nhân vật phỗng đất 

Nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam đưa đồ chơi dân gian đến gần thế hệ trẻ- Ảnh 7.

“Là một người trẻ rất yêu và quan tâm đến bảo tồn văn hóa truyền thống Việt. Nếu không nhờ workshop này nhắc nhở, mình không biết đến bao giờ mình mới lên mạng internet mà tìm về "phỗng đất" và đọc hiểu về nó. Phỗng đất là một loại đồ chơi dân gian truyền thống của người dân Kinh Bắc dịp Trung thu, mình nghĩ mọi người cũng thử tìm hiểu”, Hạ Vi, một bạn trẻ tham gia workshop làm phỗng đất được tổ chức mới đây tại Hà Nội cho biết.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn