Nghệ nhân xứ Huế hơn 30 năm “giữ lửa” nghề làm lọng

16:25 | 17/01/2024;
Chúng tôi đến đường Bùi Thị Xuân (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) hỏi người dân xung quanh về nghề làm lọng thì được chỉ đến gặp nghệ nhân Hoàng Ngọc Tuyên (77 tuổi, trú tại số 10, kiệt 289 đường Bùi Thị Xuân).

Nghệ nhân Ngọc Tuyên cho biết, lọng được dùng để tôn vinh sự trang nghiêm, quý phái trong các nghi lễ cung đình, cúng tế. Lọng còn được trưng bày trong chùa, đình làng, nhà thờ họ. 

Nghệ nhân xứ Huế hơn 30 năm “giữ lửa” nghề làm lọng- Ảnh 1.

Cơ sở “Tre mỹ nghệ Ngọc Tuyên” tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương

Để hoàn thành một chiếc lọng, nghệ nhân phải thực hiện hàng chục công đoạn, như sơ chế tre, cưa, uốn, khoan, chẻ, vót, phơi, sấy, sơn, lắp ghép, thắt, khâu, chạm trổ rồng phụng, tra cáng... 

Nghệ nhân xứ Huế hơn 30 năm “giữ lửa” nghề làm lọng- Ảnh 2.

Nghệ nhân Hoàng Ngọc Tuyên

Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, cơ sở sản xuất lọng, táng "Tre mỹ nghệ Ngọc Tuyên" của ông tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động ở địa phương, với mức thu nhập 4-8 triệu đồng/người/tháng. 

Nghệ nhân xứ Huế hơn 30 năm “giữ lửa” nghề làm lọng- Ảnh 3.

Chiếc lọng sau khi được hoàn thành

Sản phẩm của cơ sở đã được xuất đi nhiều tỉnh, thành. Đặc biệt, nhiều tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ tre, lồ ô của ông đã góp mặt trong các kỳ Festival Huế, Festival nghề truyền thống...

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn