Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"

11:07 | 23/09/2024;
Lụa Hội An sớm nổi tiến là sản phẩm lụa thượng hạng chuyên dùng để dâng lên vua chúa, giới quý tộc hoặc bán sang các nước và trở thành "hàng Việt chất lượng cao" trong suốt quá trình hình thành và phát triển vùng đất xứ Quảng.

Từ thế kỷ 16 - 17, thành phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) trở thành vùng đất giao thương sầm uất, nơi có cảng biển cho nhiều tàu buôn của các nước Nhật Bản, Trung Quốc, các nước châu Âu và Đông Nam Á cập bến. Hoạt động giao thương với người nước ngoài từ sớm đã thúc đẩy nghề dệt lụa truyền thống của Hội An phát triển mạnh mẽ.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, lụa Hội An sớm nổi tiến sản phẩm lụa thượng hạng chuyên dùng để dâng lên vua chúa, giới quý tộc hoặc bán sang các nước và trở thành "hàng Việt chất lượng cao". Giới thương nhân từ nhiều nước phương Đông và phương Tây cũng tìm đến cảng Hội An để mua tơ lụa sống, dần dần biến cảng Hội An trở thành "mắt xích" quan trọng của "con đường tơ lụa trên biển" lúc bấy giờ.

Đến ngày nay, lụa Hội An không vẫn là sản phẩm hàng hóa "made in Việt Nam" và trở thành món quà ý nghĩa cho du khách. Đặc biệt, người dân nơi đây đã nâng nghề dệt lên một tầm cao mới - là trở thành "nghệ thuật biểu diễn nghề truyền thống" - trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách.

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 1.

Một góc của Xưởng dệt Cửu Diễn trong Làng Lụa Hội An

Làng lụa Hội An được phục dựng và mở cửa đón du khách từ năm 2012. Nơi đây lưu giữ được nhiều nét cổ xưa, các hiện vật cả trăm năm tuổi ghi dấu ấn cho sự phát triển mạnh mẽ của một loại hàng hóa đặc trưng của vùng đất xứ Quảng. Điểm đặc biệt là nơi đây, tất cả quy trình để sản xuất ra tấm lụa Hội An được chính người dân trình diễn lại toàn bộ để du khách có thể trực tiếp chứng kiến, trải nghiệm.

Đến thăm làng lụa Hội An, du khách còn có cơ hội tham quan cây dâu cổ thụ từ thời Chăm Pa. Cây được chuyển từ Quế Sơn về trồng tại làng lụa vào năm 2012. Cây cao hơn 10m, có lá hình vết chân chim độc đáo, hoàn toàn không bị lai tạp như các giống dâu hiện nay.

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 2.
Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 3.

Cây dâu cổ thụ từ thời Chăm Pa từ Quế Sơn về trồng tại làng lụa vào năm 2012

Bên cạnh đó, tại đây bạn sẽ được tìm hiểu về giống dâu lá bầu của Quảng Nam. Mỗi năm, cây có 8 lứa lá dâu đủ để cung cấp cho 8 lứa tằm. Để cây phát triển tốt, người nông dân phải có kỹ thuật chăm sóc cao và phải đốn phớt theo vụ để thu hoạch được nhiều lá dâu.

Trình diễn các công đoạn sản xuất lụa, chị Nguyễn Thị Hiền, 40 tuổi, ở huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) cho biết, chị đã làm việc tại Làng lụa Hội An được gần 10 năm. Những năm trước đây, gia đình chị sống nhờ vào làm nông và nghề dệt của hộ gia đình. Vì sản xuất đơn lẻ, nên nguồn thu bấp bênh, lượng hàng không bền vững. Từ ngày làm nghệ nhân trình diễn sản xuất lụa thủ công tại Làng nghề lụa Hội An, chị cảm thấy vui vì đưa được nghề dệt truyền thống của cha ông đến gần hơn với người tiêu dùng. Mỗi công đoạn là cả một nghệ thuật, cho thấy sự khéo léo, tỷ mỉ của người dệt để có được những sản phẩm tốt nhất.

Chị Nguyễn Thị Phượng, hơn 50 tuổi, ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cũng trở thành nghệ nhân trình diễn nghề dệt từ khi Lang Lụa Hội An được phục dựng. Chị Phượng cho biết: Lụa tơ tằm Hội An được sản xuất từ tằm nhồi, loại tằm được đánh giá là có chất lượng tốt nhất để sản xuất lụa. Quá trình sản xuất lụa tơ tằm Hội An được thực hiện bằng phương pháp truyền thống, đòi hỏi sự tập trung và kỹ năng cao từ các nghệ nhân lành nghề. Nhờ vậy mà lụa tơ tằm Hội An có màu sắc tinh tế và tươi sáng, mang đến vẻ đẹp sang trọng và quý phái cho người mặc. Chất liệu lụa tơ tằm còn có độ mềm mại, mịn và thoáng mát, giúp người mặc cảm thấy thoải mái và dễ chịu trong mùa hè oi bức.

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 4.

Du khách trực tiếp trải nghiệm quy trình nuôi, chăm sóc con tằm

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 5.

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 6.
Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 7.

Chị Nguyễn Thị Phượng cho biết: Về cách nuôi và chăm sóc con tằm, hái lá cho tằm ăn đến lúc tằm lớn đủ ngày thì bỏ riêng ra để tằm tạo kén và thu hoạch chúng.

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 8.

Sau công đoạn thu hoạch kén là công đoạn ươm tơ. Kén được nấu liên tục trong nước sôi để rút ra những sợi tơ mềm mại, dẻo dai, rồi chập lại với nhau thành một sợi chỉ tơ (sợi tơ lớn).

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 9.

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 10.

Người thợ lành nghề gắn từng sợi tơ tằm lên khung và bắt đầu quá trình dệt lụa.

Khung cửi Cửu Diện là khung cửi cổ được tạo ra vào năm 1935 bởi một nghệ nhân tên là Võ Dẫn, quê gốc ở Duy Trinh, Quảng Nam. Khung cửi dệt sử dụng chân đạp, có thể dệt được vải rộng nhất là 90 cm bề ngang (9 tấc), chiều dài vải là 1,6 - 1,8m, đánh dấu bước phát triển lớn của ngành dệt Quảng Nam. Trước khi có khung cửi này, người dân ở đây chỉ dệt bằng tay đưa thoi và chỉ dệt được 2 - 3 m vải trong một ngày.

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 11.

Khung cửi Cửu Diện là khung cửi cổ được tạo ra vào năm 1935 bởi một nghệ nhân tên là Võ Dẫn, quê gốc ở Duy Trinh, Quảng Nam

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 12.

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 13.

Các sản phẩm lụa hoàn thiện sẽ được trưng bày ở trong căn phòng  giới thiệu sản phẩm. Nơi đây, các nghệ nhân hướng dẫn cho du khách cách phân biệt vải lụa được dệt từ từ khung dệt cổ hay khung dệt hiện đại, lụa thật và lụa pha,...

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 14.

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 15.

Các sản phẩm lụa truyền thống "made in Hội An"

Nghề sản xuất lụa Hội An trở thành "nghệ thuật biểu diễn"- Ảnh 16.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn