Ngay sau khi Ngày hội được khai mạc, diễn viên Lan Phương đã đến hỗ trợ MC Bình Minh dẫn dắt phiên đấu giá trong suốt buổi sáng.
MC Bình Minh và Lan Phương đã kết hợp vô cùng ăn ý, cả 2 tạo nên một bầu không khí náo nhiệt cho phiên đấu giá.
Ca sĩ Quách Tuấn Du không chỉ đến hát ủng hộ chương trình, mà anh cũng tích cực tham gia phiên đấu giá buổi sáng, rất nhiệt tình và hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong phiên đấu giá buổi sáng có sự hỗ trợ nhiệt tình từ ca sĩ Bảo Nam (Thần tượng Bolero).
Cuối buổi sáng, nhóm nhạc Minh Đăng và những người bạn gửi đến những bản nhạc, bài hát hết sức sôi động, trẻ trung.
Người mẫu Diệu Ngọc và Hoa khôi miền Trung 2016 Hồng Trang đã đã đến dự Ngày hội, hào hứng mua các vật phẩm ủng hộ chương trình.
Các thí sinh Miss Photo 2017 đã đóng góp cho Ngày hội Mottainai 2017 một màn trình diễn áo dài ấn tượng.
Đầu giờ chiều, MC Vũ Mạnh Cường và Đại sứ Mottainai 2017 - diễn viên Diễm My 9x đã đến rất sớm và đảm nhận vai trò dẫn dắt chương trình.
Cả hai đã có nhiều khoảnh khắc xúc động khi trò chuyện cùng Đại sứ đặc biết của chương trình là em Nguyễn Thị Sáng - cô gái đã quyết định hiến tạng người mẹ chết não trong một tai nạn giao thông để cứu 4 người khác.
Chương trình buổi chiều còn có sự tham gia của nhà báo - diễn giả Hoàng Anh Sướng. Anh cũng mang đến chương trình 2 cuốn sách để bán đấu giá gây quỹ từ thiện.
Nghệ sĩ tranh cát Trí Đức đóng góp với chương trình buổi chiều bằng tiết mục vẽ các bức tranh vô cùng ý nghĩa.
Quán quân chương trình Người hát tình ca 2016 Hoàng Nguyên đến đóng góp cho Ngày hội những tiết mục văn nghệ. Bên cạnh đó, anh còn chia sẻ câu chuyện vượt khó của bản thân khi mới từ Phú Yên vào TPHCM sinh sống và theo đuổi giấc mơ ca hát của mình.
Đạo diễn Lê Hoàng đã có những chia sẻ thú vị về cách mà cộng đồng nên thể hiện tình yêu thương đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, vị đạo diễn này cũng góp vật phẩm bán đấu giá là cuốn sách "Anh không làm con chó của em".
* Những điểm mới của Mottainai 2017: - Quy mô toàn quốc; - Bán đấu giá đồ online và trực tiếp; - Lần đầu tiên chương trình có 2 đại sứ là diễn viên Bình Minh và Diễm My; - Đại sứ đặc biệt là em Nguyễn Thị Sáng và các em của mình (ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã quyết định hiến tạng của người mẹ mất do tai nạn giao thông để cứu 4 người khác. Hành động nhân văn của em Nguyễn Thị Sáng đã được Chủ tịch nước gửi thư khen; - Ngày hội Mottainai 2017 đã lần đầu tiên được tổ chức tại Công viên văn hóa Đầm Sen (TPHCM) vào ngày 13/8/2017 (Chủ nhật). |
* Cách tham gia Mottainai 2017: Từ ngày 15/5/2017, mời bạn: - Ủng hộ đồ đã qua sử dụng (Quần áo lành lặn, kiểu dáng kích cỡ phù hợp; Đồ gia dụng; Đồ nội thất; Đồ lưu niệm; Văn phòng phẩm; Đồ chơi trẻ em; Đồ dùng học tập; Giày dép, túi xách, phụ kiện...), gửi về địa chỉ: Văn phòng đại diện Báo Phụ nữ Việt Nam, 38 Võ Văn Tần, quận 3, TPHCM, ĐT: 08.39303034 (gặp Ms Kim Phượng). - Ủng hộ bằng tiền mặt, gửi về: Báo Phụ nữ Việt Nam, 47 Hàng Chuối, Hà Nội, Số tài khoản: 102010000016663 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội (đề nghị ghi rõ: ủng hộ Mottainai). - Truy cập fanpage: https://www.facebook.com/MottainaiPhunuVietNam để mua đồ online và cập nhật về Chương trình. |
* Qua 4 mùa tổ chức, Chương trình Mottainai “Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc” đã nhận được nhiều sự đóng góp từ cộng đồng: - Trở thành cộng đồng có hoạt động ủng hộ đồ đã qua sử dụng lớn nhất cả nước với 200.000 người tham gia. - Tổng số tiền thu được từ các hoạt động: Bán sản phẩm cho mẹ và bé, đồ gia dụng đã qua sử dụng, tài trợ của các đơn vị, cá nhân là trên 700 triệu đồng. - Gần 3.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã được hưởng lợi từ chương trình. - Hơn 100.000 người đã trực tiếp có mặt tại các Ngày hội Mottainai ở TPHCM và Hà Nội. |
- “Mottainai” xuất phát từ Nhật Bản, là một thán từ trong ngôn ngữ của người Nhật có từ xa xưa, có ý nghĩa là “Lãng phí quá!”. Câu cảm thán này thường được dùng khi những vật hữu dụng (thức ăn, thời gian, trí tuệ, năng lực...) bị bỏ đi một cách đáng tiếc trong lúc giá trị sử dụng vẫn còn.
- Theo Phật giáo truyền thống, Mottainai dùng để chỉ sự hối hận đối với việc lãng phí các nguồn lực của cuộc sống - bởi đó là món quà của thiên nhiên, trên hết là sự linh thiêng, cao cả. - Quan niệm về Mottainai hiện đại được thể hiện trong “4Rs: giảm, tái sử dụng, tái chế và sửa chữa”. |