Theo các nhà khoa học, trong tất cả các trường hợp mắc sai lầm, một lời xin lỗi là vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, lời xin lỗi này cần phải tập trung vào nhu cầu được xin lỗi của người khác chứ không phải là nhu cầu được xóa bỏ lỗi lầm của bạn. Thường xuyên nói lời xin lỗi cùng không phải là một cách hay bởi vì tự nó sẽ làm cho lời xin lỗi mất đi giá trị thực sự.
Các chuyên viên nghiên cứu tại một trường Đại học của Mỹ đã nghiên cứu và xác định được 6 thành phần tạo nên một lời xin lỗi hiệu quả. Họ chia sẻ rằng lời xin lỗi luôn mang sức mạnh riêng của chúng, nhưng mỗi lần xin lỗi bạn nên bao gồm những thành phần này càng đầy đủ càng tốt. Và trong 6 thành phần đó, có 2 thành phần được cho là quan trọng nhất và không thể nào thiếu, đó là:
- Nhận thức rằng bạn đã sai.
- Đưa ra một giải pháp cụ thể để sửa chữa vấn đề.
Lời xin lỗi có chứa 2 nguyên tố này được xem là hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất và đầy đủ nhất.
Việc phải thừa nhận sai lầm trên thực tế là việc khó khăn với rất nhiều người. Bởi lẽ nó sẽ trở nên rất buồn , thậm chí là đau đớn khi phải chấp nhận thất bại hay điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên một lời xin lỗi có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề, và tất nhiên nó phải chứa những yếu tố nhất định như đã nêu ở trên. Ngoài ra, 4 yếu tố còn lại trong bộ 6 yếu tố trên cũng cần thiết không kém gì 2 yếu tố đã được nêu, đó là:
- Bày tỏ sự hối tiếc.
- Giải thích những sai lầm.
- Nói ra sự ăn năn.
- Yêu cầu sự tha thứ.
Trong tất cả 6 yếu tố trên, yếu tố cuối cùng được coi là ít quan trọng nhất. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là yếu tố bạn có thể có hoặc không. Nó chỉ đặc biệt cần thiết khi thời gian của bạn bị giới hạn, bạn đang mắc phải vấn đề nhạy cảm hay về tình cảm… Trong những trường hợp đó yêu cầu một sự tha thứ có thể tăng sức mạnh của câu nói xin lỗi và tạo điều kiện để người kia bỏ qua.
Hãy nhớ rằng trong tương lai nếu bạn phải xin lỗi ai, hãy bao gồm càng đầy đủ 6 yếu tố trên càng tốt để lời xin lỗi của bạn thực sự đạt được hiệu quả cao nhất.