Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng

12:14 | 26/07/2021;
Sáng 26/5, tại Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Lễ tiễn đưa An hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, buổi lễ được tổ chức tối giản, hạn chế số lượng người vào viếng.
Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 1.

Lễ tiễn đưa nhà văn Sơn Tùng diễn ra vào lúc 7h30 sáng 26/7, đại diện các đoàn viếng, người thăm viếng xếp hàng giãn cách trước khi vào viếng.

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 2.

Bà Phan Hồng Mai - vợ nhà văn Sơn Tùng - nghẹn ngào nhìn mặt chồng lần cuối

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 3.

Nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết gửi vòng hoa viếng người bạn - nhà văn Sơn Tùng

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 4.

Tiếc thương trước ra đi của một nhân cách lớn, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp... gửi vòng hoa viếng

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 5.

Đại diện các tổ chức văn học - nghệ thuật, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí... bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 7.

“Sơn Tùng - một cuộc đời, một sự nghiệp cầm bút vinh quang vì những giá trị cao đẹp nhất của cuộc sống!”, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, xúc động viết trong Sổ tang

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 8.

Báo Tiền phong là nơi nhà văn Sơn Tùng từng công tác trong thời gian làm báo. “Tập thể Báo Tiền phong vô cùng vinh dự và tự hào từng có ông trong đội ngũ. Cuộc đời sống, chiến đấu, lao động tận hiến của ông để lại một tấm gương rực sáng cho các thế hệ đi sau noi theo”, ông Lê Xuân Sơn (đứng giữa), Tổng Biên tập Báo Tiền phong, bày tỏ.

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 10.

Lễ truy điệu nhà văn Sơn Tùng được cử hành vào lúc 8h30

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 11.

“Hội Nhà văn Việt Nam mãi biết ơn nhà văn Sơn Tùng - người đã viết nên những tác phẩm đặc biệt và đã làm nên một cuộc đời lớn. Nhà văn Sơn Tùng ra đi nhưng để lại cho cuộc đời những điều đẹp đẽ và lớn lao. Xin cúi đầu tiễn biệt ông”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, xúc động khi đọc Điếu văn

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 12.

Con trai trưởng của nhà văn Sơn Tùng - ông Bùi Sơn Long - bày tỏ lòng cám ơn vô hạn trước sự chia sẻ của của các cơ quan Nhà nước, tổ chức đoàn thể, bạn hữu...

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 14.

Nhà văn Sơn Tùng sẽ được an táng tại nghĩa trang quê nhà ở xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Nghẹn ngào Lễ tiễn đưa Anh hùng Lao động - Nhà văn Sơn Tùng - Ảnh 15.

Trước khi tạm biệt Hà Nội về quê nhà, xe chở linh cữu của nhà văn Sơn Tùng đi qua ngõ Văn Chương (quận Đống Đa, Hà Nội). Chinh ở căn hộ tập thể chưa đầy 20m2 này, nhà văn Sơn Tùng đã cho ra đời tác phẩm "Búp Sen Xanh" và hàng loạt các tác phẩm có giá trị khác về Bác Hồ, danh nhân Cách mạng.


Nhà văn Sơn Tùng tên đầy đủ là Bùi Sơn Tùng sinh năm 1928 trong một gia đình nhà Nho nghèo hiếu học ở Nghệ An. Trước khi trở thành nhà văn, ông đã tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tháng 4/1971, ông bị thương nặng trở về với 14 mảnh đạn trên mình: Liệt tay phải, vỡ vai trái, mắt phải còn 1/10, 3 mảnh đạn găm trong sọ não không thể mổ gắp ra được.

Mất 81% sức khỏe, xếp hạng thương tật 1/4 (hạng thương binh nặng nhất), song ông vẫn cầm bút viết. Từ năm 1974 đến năm 2010, với bàn tay chỉ còn 3 ngón cầm được bút, ông đã viết hàng chục tiểu thuyết, tập truyện ngắn, văn xuôi.

Nhà văn Sơn Tùng được biết đến với nhiều tác phẩm viết về Hồ Chí Minh, trong đó nổi tiếng nhất là "Búp sen xanh". Tiểu thuyết viết về tuổi thơ, thời niên thiếu và tuổi đôi mươi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến nay được tái bản hơn 30 lần, dịch ra nhiều thứ tiếng.

Ngoài đề tài danh nhân, Sơn Tùng còn có một số sáng tác khác như "Lõm" (viết năm 1976, in lần đầu năm 1994), "Trái tim quả đất" (viết năm 1988, in lần đầu năm 1990), nói về chiến tranh và xã hội, con người Việt Nam trong và sau khi kết thúc chiến tranh. Ông từng viết khoảng 100 bài thơ, trong đó có bài "Gửi em chiếc nón bài thơ" được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc.

Nhà văn Sơn Tùng được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2011.

Ông qua đời lúc 23h ngày 22/7/2021, thọ 93 tuổi.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn