Với việc cải thiện mức sống, mọi người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục trẻ và nhận ra ảnh hưởng của việc đọc sách đối với con cái. Đây là một tiến bộ đáng hoan nghênh.
Hầu như ai cũng ghĩ rằng đọc sách là cách tốt nhất để kích thích sự phát triển trí não. Tất nhiên, lợi ích của việc đọc sách là không thể phủ nhận. Thạc sĩ Bryan Roche, nhà tâm lý học hành vi người Mỹ cho rằng: "Những đứa trẻ được cha mẹ đọc sách hàng ngày thường có chỉ số IQ cao hơn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn biến việc đọc sách thành một quá trình tương tác.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của MIT (Viện Công nghệ Massachusetts - Massachusetts Institute of Technology) chỉ ra rằng: mặc dù đọc sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích thích sự phát triển trí não nhưng cách tốt nhất chính là giao tiếp.
Nền văn minh nhân loại được kế thừa và ghi lại bằng lời nói, nhưng trong hiện tại, sự giao tiếp giữa con người với nhau quan trọng hơn.
1. Giao tiếp có thể làm tăng vốn từ vựng
Trẻ phát triển ngôn ngữ và tăng vốn từ vựng chỉ bằng một cách - lắng nghe những người xung quanh. Ngôn ngữ trẻ được nghe hàng ngày càng phong phú và nhiều thì vốn từ vựng của trẻ càng được phát triển tốt hơn.
2. Giao tiếp có thể cải thiện trí tuệ cảm xúc của trẻ
Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái có thể cải thiện đáng kể trí tuệ cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ hình thành thói quen giao tiếp với cha mẹ từ nhỏ, trẻ cũng sẽ thành thạo kỹ năng giao tiếp tuyệt vời khi bước vào xã hội trong tương lai. Những người tuổi thơ thiếu giao tiếp, khi lớn lên, họ thiếu khả năng này và trí tuệ cảm xúc thấp hơn.
3. Giao tiếp giúp não bộ hoạt động
Khi cha mẹ giao tiếp với con cái, vỏ não của trẻ ở trạng thái hoạt động và hưng phấn, điều này giúp ích rất nhiều cho việc hình thành các tế bào thần kinh trong não. Việc cha mẹ và con cái thường xuyên giao tiếp có thể giúp kích thích sự phát triển trí não của trẻ, thậm chí hơn cả việc đọc sách.
Giao tiếp chắc chắn rất quan trọng đối với sự trưởng thành và phát triển của trẻ, nhưng giao tiếp cũng cần chú ý đến phương pháp và cách thức. Nếu cha mẹ phớt lờ cảm xúc của con cái thì kết quả sẽ ngược lại.
1. Giao tiếp bình đẳng
Khi giao tiếp với trẻ, chúng ta phải bình đẳng thì mới hiệu quả. Nếu liên tục khiển trách trẻ và buộc trẻ phải chấp nhận lời mắng mỏ mà không được phản kháng thì đó không phải là giao tiếp, não bộ không phát triển được gì.
2. Đừng phớt lờ câu hỏi của trẻ
Khi con trẻ muốn hỏi chúng ta một vấn đề nào đó, đơn giản là các con muốn có được câu trả lời đúng mực. Đó cũng là cơ hội cho các bậc làm cha mẹ như chúng ta chia sẻ thẳng thắn với con của mình, bao gồm cả việc giáo dục cho trẻ và thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái đang ở tình trạng như thế nào.
Khi chọn cách dập tắt câu hỏi của trẻ bằng những câu trả lời không thuyết phục, sẽ vô tình khiến cha mẹ không còn được con cái cảm thấy tin tưởng.
3. Cho trẻ cơ hội thể hiện bản thân
Giao tiếp hiệu quả phải có sự tương hỗ. Trong quá trình giao tiếp với trẻ, chúng ta nên tạo cho trẻ đủ cơ hội để bộc lộ suy nghĩ bên trong của mình, chỉ có như vậy, cha mẹ mới có thể hiểu hết tâm hồn trẻ.
Theo các chuyên gia, có một cách đơn giản mà hiệu quả khi giao tiếp, đó là chia sẻ nhưng câu chuyện của chính cha mẹ để gây chú ý với trẻ và củng cố tinh thần chúng. Khi trẻ em đang cảm thấy lo lắng, thất vọng hay buồn, những câu chuyện về trải nghiệm của cha mẹ sẽ khích lệ và đem lại hy vọng cho chúng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn