Tác giả nghiên cứu Yang Yang, phó giáo sư thống kê sinh học và thành viên của Viện mầm bệnh mới nổi tại Đại học Florida cho biết: Đối với các phát hiện này cần thiết tiến hành các nghiên cứu cụ thể và chi tiết hơn cũng như về tính an toàn và hiệu của của vaccine Covid-19 ở trẻ em.
Ngoài ra, PGS. Yang Yang cũng cho biết thêm: "Chúng tôi cũng cần tính đến khả năng lây nhiễm cao cho trẻ em khi chúng tôi lập kế hoạch mở cửa trường học trở lại và những biện pháp phòng ngừa nào chúng tôi cần thực hiện trong các buổi học tích cực".
Theo đó, các nghiên cứu đã đưa ra phân tích dữ liệu từ hơn 27.000 hộ gia đình ở Vũ Hán, Trung quốc cũng đã xác nhận các trường hợp nhiễm Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 2/12/2019 đến 18/4/2020. Đây là thời kỳ cao điểm của sự lây lan dịch bệnh Covid19 ở thành phố và tâm chấn của đại dịch.
Đối với nghiên cứu trước đây cho biết, trẻ lây nhiễm SARS-CoV-2, loại virus này gây ra dịch Covid-19 với tỷ lệ tương tự người lớn. Đặc biệt, theo các tác giả nghiên cứu cho thấy, khả năng lây nhiễm cao hơn cho trẻ trong nghiên cứu này có thể xảy ra do tiếp xúc gần gũi với cha mẹ, người thân chăm sóc.
Tuy nhiên, kết quả này cũng đưa ra lưu ý rằng tỷ lệ chung của các trường hợp trẻ em vào bệnh lây truyền Covid-19 trong gia đình còn hạn chế vì trẻ sau khi bị nhiễm Covid-19 nhanh chóng được đưa cách ly so với người lớn bị nhiễm bệnh.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn đáng kể so với trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Điều này có thể xảy ra do sự kết hợp của hệ thống miễn dịch vẫn đang phát triển và sự tiếp xúc gần gũi của trẻ với người lớn.
GS. Ira Longini, đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư thống kê sinh học tại Đại học Florida cũng cho biết thêm: "Không có khả năng sẽ có vaccine chống lại COVID-19 cho trẻ sơ sinh trong tương lai gần, vì vậy chúng ta cần bảo vệ những người chăm sóc trẻ. "Chúng tôi có thể muốn ưu tiên những người chăm sóc tiêm vaccine COVID-19 để bảo vệ trẻ sơ sinh một cách gián tiếp vì chúng tôi không thực sự biết những hậu quả lâu dài của việc nhiễm trùng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh."
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những người không có triệu chứng trong suốt quá trình lây nhiễm của họ ít lây nhiễm hơn 80% so với người xuất hiện triệu chứng và những người không có triệu chứng lây nhiễm nhiều hơn tới 40% so với người có triệu chứng.
Tỷ lệ tấn công thứ cấp cho thấy, khả năng một người nhiễm Covid-19 lây nhiễm cho một thành viên khác trong gia đình của họ là 15,6%, tỷ lệ này tương tự như các mầm bệnh đường hô hấp khác.
Không những thế, người lớn tuổi có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn với các thành viên trẻ trong gia đình đặc biệt người dưới 20 tuổi.
Thực tế, cho dù trẻ em ít bị nhiễm Covid-19 hơn so với người lớn và chúng thường có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn nên khả năng phát triển bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng như người lớn.
Vì vậy, mọi người cần tuân thủ các hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ và thận trọng khi đã có 1 thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh.
Nghiêm túc thực hiện đeo khẩu trang nếu trong gia đình xuất hiện thành viên có triệu chứng, đặc biệt khi tiếp xúc gần. Vệ sinh tay tốt, cần làm sạch bề mặt và kiểm tra Covid-19 đối với các thành viên khác trong gia đình nếu có thể.
Không chỉ vậy, trong một nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng ngày càng tăng cho thấy việc trẻ không miễn dịch với Covid-19 còn đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan loại virus này trong cộng đồng hơn so với suy nghĩ trước đây.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Bệnh viện Đa khoa Đại chúng cho Trẻ em phát hiện ra rằng trong số 192 trẻ em, 49 trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và có mức độ virus trong đường thở cao hơn đáng kể so với người lớn nhập viện trong các phòng chăm sóc đặc biệt, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Nhi khoa.
Theo đó, tiến sĩ Alessio Fasano, tác giả cấp cao và giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Sinh học và Miễn dịch Mucosal tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết: "Trẻ em không được miễn dịch với bệnh nhiễm trùng này và các triệu chứng của chúng không liên quan đến việc tiếp xúc và nhiễm trùng."
Nghiên cứu gồm trẻ từ 0 đến 22 tuổi tại phòng khám hoặc bệnh viên chăm sóc khẩn cấp và bị nghi ngờ mắc Covid-19.
Fasano cho biết thêm một số trẻ em được đưa đến các cơ sở này sau khi có các triệu chứng, nhưng những trẻ khác không có triệu chứng và được đưa đến vì chúng đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc sống trong khu vực được coi là có nguy cơ cao.
Fasano cũng cho biết : "Trong đại dịch COVID-19 này, chúng tôi chủ yếu sàng lọc các đối tượng có triệu chứng, vì vậy chúng tôi đã đưa ra kết luận sai lầm rằng phần lớn những người bị nhiễm là người lớn. "Chúng ta không nên coi trẻ em là người có khả năng lây lan loại virus này".
TS. Roberta DeBiasi, trưởng khoa Truyền nhiễm Nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Washington DC, cho biết: Số lượng trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính có thể gây sốc đối với một số trẻ, tuy nhiên bà không ngạc nhiên dựa trên những bệnh nhân mà bà đã gặp.
Nghiên cứu này còn cho biết các bệnh đường hô hấp khác thì đối tượng trẻ em chính là vật trung gian truyền bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, bà cũng cho biết đây là nghiên cứu duy nhất vì nó đã tiến thêm một bước nữa để định tải lượng virus.
Các tác giả nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết hiện tại rằng trẻ em ít có khả năng bị bệnh do Covid-19 hơn vì chúng ít thụ thể virus hơn người lớn. Tuy nhiên, thụ thể enzym chuyển đổi sang angiotensin 2 (ACE2), có liên kết với virus corona và cho phép nó lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh.
Điều này cho kết luận, dù phát hiện ra trẻ nhỏ ít có thụ thể hơn nhưng trẻ nhỏ vẫn mang lượng virus cao. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng trẻ em là đối tượng dễ lây lan hơn. Hay trẻ em còn được gọi là "kẻ lây lan thầm lặng" của Covid-19.
Nguồn tham khảo: https://medicalxpress.com/news/2021-01-kids-highly-transmit-coronavirus.html
https://www.usatoday.com/story/news/health/2020/08/20/covid-study-kids-mild-no-symptoms-more-contagious-than-adults/3392088001/
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn