Vấn đề ngộ độc sinh vật biển không phải là hiếm gặp khi đã có rất nhiều ca bị ngộ độc theo các mức độ khác nhau phải nhập viện do ăn nhầm hải sản "lạ" mà không biết có thể bị ngộ độc.
Viện Hải dương học Nha Trang đã liệt kê khoảng 39 loài có thể gây ra ngộ độc sinh vật biển thậm chí là tử vong phổ biến xuất hiện ở các vùng biển tại Việt Nam. Cụ thể trong danh sách này thì có 22 loài cá, 1 loài bạch tuộc, 2 loài họ ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loại họ rắn biển. Bên cạnh đó là 2 loại cá nước ngọt sống tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Thông thường thì con người có thể bị tổn thương bởi các loài sinh vật này theo hai cách:
- Thông qua đường ăn uống (tiêu hóa)
- Thông qua phản ứng tự vệ của loài này khi "vô tình" chạm phải khiến chúng giải phóng ra nọc độc qua việc chích, cắn, gai độc,...
Các nhà khoa học cho biết, ngộ độc sinh vật biển có thể khiến bạn gặp các tổn thương về thần kinh do hầu hết độc tố của chúng đều thuộc nhóm chất độc thần kinh.
Hay nói cách khác, khi tiếp xúc với chất độc có thể khiến hệ thần kinh và tim mạch của bạn có phản ứng ngộ độc nghiêm trọng.
Theo thống kê có 5 loài thuộc nhóm cá có thể gây ra ngộ độc sinh vật biển. Trong cá nóc, độc tố được tìm thấy ở nhiều cơ quan với hàm lượng khác nhau theo thứ tự trứng -> tinh sào -> gan -> ruột -> da -> thịt.
Trong đó các chất độc được tìm thấy ở dạng một hỗn hợp các chất độc có nhóm độc tố TTXs (TTX và các dẫn xuất 4,9-anhydro TTX, 4-epi TTX) là thành phần chính, chiếm tỷ lệ 97,47%. Các độc tố thuộc nhóm chất độc thần kinh PSP là saxitoxin và các dẫn xuất của nó (neoSTX, dcSTX, GTX6 và GTX5) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2,53%.
Có 5 đại diện cá nóc độc bao gồm:
- Cá nóc răng mỏ chim (Lagocephalus inermis)
- Cá nóc tro (Lagocephalus lunaris)
- Cá nóc vằn mặt (Torquigener brevipinnis)
- Cá nóc chấm son (Torquigener gallimaculatus)
- Cá nóc chuột vằn mang (Arothron hispidus).
Trong số 5 loài kể trên thì cá nóc chấm son và cá nóc chuột vằn là hai loài có độc tố mạnh nhất. Cá nóc chuột vằn mang được mô tả là có dạng hình trứng, vây ở trên lưng có viền màu đen, bụng cá màu trắng,..
Mặc dù nhìn vẻ ngoài có vẻ "vô hại: nhưng khi ăn phải 100 gram trứng của cá này có thể khiến 200 người tử vong. Hàm lượng độc tố cao theo mùa, nhất là các tháng từ tháng 4 đến tháng 10.
Cá nóc có vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng, bụng cá thường to tự phình lên như quả bóng. Ảnh: Wikipedia.
Cá nóc chấm son cũng mang nọc độc đáng sợ khi 100 gram trứng có thể khiến 60 - 70 người ăn phải tử vong.
Mới đây một vụ ngộc độc cá mặt quỷ khiến nạn nhân bị ngừng tim trên khi tới bệnh viện cấp cứu đã khiến nhiều người băn khoăn không biết loài cua nào có độc, loài cua nào không.
Dưới đây là 3 loài cua theo Viện hải dương học Nha Trang là có chứa nhóm độc tố "Saxitonin" có trong thịt và trứng cua khi ăn phải có thể gây ngộ độc cua và dẫn tới tử vong. Cụ thể như sau:
- Mô tả: Cua có vỏ ngực rộng tầm khoảng 90 mm, dài khoảng 55 mm và có nhiều u dạng lồi dẹt ở trên mai. Khi cua còn sống sẽ có màu xanh da trời lẫn với màu xanh lá cây và các chấm màu trắng, nâu vàng. Càng cua (chân kìm) thường có màu nâu đen.
- Nơi sinh sống: Chủ yếu là vùng biển ven miền Trung (từ Đà Nẵng tới Vũng Tàu) nơi rạn cạn và có vùng triều thấp.
Ngoài màu sắc sặc sỡ, cua mặt quỷ thường có vẻ ngoài xù xì. Ảnh: Internet.
- Mô tả: Cua hạt là cua có vỏ đầu ngực dạng nửa vòng tròn. Chiều dài cua khoảng 30 mm, chiều rộng khoảng 40 mm. Sở dĩ gọi là cua hạt do trên mai cua được phủ kín những u lồi có hình hạt.
Khi còn sống cua có màu xanh lá cay ngả đậm hơi vàng. Thỉnh thoảng có thể có màu nâu vàng hoặc hơi đỏ tía. Càng cua có màu đen.
- Nơi sinh sống: phổ biến quanh rạn san hô sống, mực nước sâu khoảng 3m. Được tìm thấy ở khu vực Hòn Tầm thuộc Nha Trang.
- Mô tả: Cua Floria có vỏ đầu ngực tương tự như một hình elip ngang. Chiều dài khoảng 35 mm và chiều rộng khoảng 50 mm. Mai của láng, ngực lồi rất khó xác định các vùng.
Cua Florida còn sống sẽ có màu xanh da trời pha lục cùng màu đỏ tía đậm hoặc hơi xanh lá cây hình loang ở mặt mưng vỏ đầu ngực. Càng cua có màu nâu đậm.
- Nơi sinh sống: trên các rạn san hô chết, vùng triều thấp. Được tìm thấy tại Bãi Dông thuộc Mũi Chụt - Nha Trang.
Rắn biển có nọc độc dạng "Neurotoxin". So với rắn độc trên cạnh thì nọc độc của rắn biển mạnh gấp hành chục lần. Chỉ với khoảng 4 - 5 mg độc tố đã có thể gây tử vong.
Viện Hải Dương học Nha Trang đã đưa ra cách nhận diện 11 loại rắn biển độc, bao gồm:
- Rắn biển Lamberti: có màu vàng
- Rắn biển đuôi sọc: trên thân có 62 sọc trắng
- Rắn biển Melanocephalus: toàn thân có màu vàng và sọc trắng
- Rắn biển lục: có lưng có màu xanh đen, bụng màu trắng
- Rắn biển khoanh đầu vàng: từ cổ đến đuôi là những khoang vàng trắng, đen, đan xen nhau. Đây được biết đến là loài có kích thước dài nhất
Hình ảnh một con rắn biển. Ảnh: Wikipedia
- Rắn biển cạp nong: toàn thân có những khoang trắng đen đan xen nhau như rắn cạp nong
- Rắn biển gai: toàn thân có màu vàng đen, vẩy ở bụng có nhiều gai
- Rắn biển khoanh đuôi đen: trên thân có những khoang vòng nâu đen, đuôi màu đen, thân mảnh và dẹt
- Rắn biển Acaliptophis: vảy toàn thân màu đen - vàng, phân bố không đồng đều
- Rắn biển mõm nhọn: toàn thân có màu hơi vàng, mõm nhọn
- Rắn rầm ri hạt: vảy trên đầu và thân có dạng hạt, thân màu nâu đen với nhiều vòng trắng xen kẽ.
Chất độc của nhóm ốc này thuộc dạng "conotoxin" tác động tới hệ thần kinh gây tê liệt, ức chế hô hấp của nạn nhân và dẫn tới tử vong khi bị ngộ độc sinh vật biển này.
Một số loài ốc biển đã từng gây ngộ độc. Ảnh: Internet.
Nhóm ốc độc này được tìm thấy nhiều ở ven biển phía Nam, từ Đà Nẵng, tới Vùng Tàu và các đảo. Có thể tham khảo một số đặc điểm nhận dạng sau đây:
- Vỏ ốc có dạng hình trứng dài, kích thước khoảng 150mm
- Vỏ ốc mỏng, nhẹ và rất dễ vỡ
- Quan sát chóp ốc thấy có dạng xoắn thấp, ngấn và viền tạo thành hình rang cưa
- Ốc cối địa lý có màu trắng hơi xanh ngả tím. Hoa văn ốc là dạng mạng lưới màu nâu, hai hàng vệt lớn cũng có màu nâu.
- Vỏ ốc là dạng hình trưng thuôn, chiều dài tối đa là 130mm
- Vỏ ốc dày, có cảm giác chắc và nặng
- Chóp ốc xoắn hình nón, các vòng xoáy đều nhau và trơn láng
- Màu của ốc cối hoa lưới là màu trắng, hơi xanh
- Hoa vân của ốc có màu nâu và hơi vàng. Mạng vân không đều, có thể điểm thêm các vệt màu nâu lớn.
Độc tố của bạch tuộc đốm xanh thuộc nhóm "Tetrodotoxin". Chỉ với một vết cắn rất nhỏ, nạn nhân có thể bị tử vong nhanh chóng do sự xâm nhập của nhóm độc này vào hệ thần kinh tương đối nhanh. Độc tố này được tìm thấy cả ở thịt và nội tạng của bạch tuộc đốm xanh.
Các nhà khoa học thống kê rằng, chỉ khoảng 25 gram nọc độc bạch tuộc đốm xanh có thể khiến 10 người tử vong.
- Mô tả:
Đặc điểm nhận dạng dễ nhất là các đốm màu xanh trên thân bạch tuộc. Nhất là khi chúng chuẩn bị tấn công thì chùm đốm xanh trở nên sặc sỡ hơn
Kích thước nhỏ, chiều dài thân không vượt quá 50 mm, có 8 xúc tu từ màu kem tới màu cam
- Nơi sinh sống: Được tìm thấy chủ yếu ở vùng biển thuộc Côn Đảo, Bình Thuận và Khánh Hòa.
- Mô tả:
Con so biển rất dễ bị nhầm lẫn với sam biển nhưng có kích thước nhỏ hơn. Kích thước dài nhất là 20 - 25 cm không tính chiều dài đuôi.
Màu sắc vỏ là màu xanh nâu đậm
Khác với sam biển thì con so không có gờ mặt lưng ở đuôi.
- Nơi sinh sống: chủ yếu là các vùng sình lầy ở ven bờ Vịnh Bắc Bộ, ven bờ miền Trung và Nam bộ
Nhiều người bị ngộ độc do nhầm lẫn giữa sam biển và so biển (Ảnh: Internet)
Ngoài những loài hải sản kể trên thì vẫn còn những hải sản khác có thể gây ngộ độc sinh vật biển. Điều quan trọng chính là người dân cần cẩn thận lựa chọn thực phẩm kĩ càng trước khi chế biến. Nhất là cần cảnh giác với những loài vật, thực phẩm có màu sắc sặc sỡ.
Ngoài ra, khi xảy ra ngộ độc thì cần bình tĩnh Sơ cứu đúng cách khi bị ngộ độc thực phẩm và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp y tế kịp thời, tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn