Ngủ sớm quan trọng hơn thức khuya làm bài tập

09:56 | 16/04/2016;
Nhiều cha mẹ chỉ biết chung chung rằng giấc ngủ là quan trọng với con, mà chưa hiểu tường tận về thời gian ngủ, tác động của giấc ngủ hay những lý do quây rối giấc ngủ của con.

1. Thời gian ngủ cần thiết cho mỗi độ tuổi là khác nhau

dieu-cha-ma-nen-biet-ve-giac-ngu-cua-be.jpg

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng: 14 đến 17 giờ/ngày

Trẻ từ 4 đến 11 tháng: 12 đến 15 giờ / ngày

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: 11 đến 14 giờ/ ngày

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: từ 10 đến 13 giờ/ngày

Trẻ từ 6 đến 13 tuổi: từ 9 đến 11 giờ/ngày

Từ 14 đến 17 tuổi: từ 8 đến 10 giờ/ ngày

2. Những đứa trẻ, đặc biệt ở độ tuổi thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi đang bị tước đi quá nhiều thời gian để ngủ. Thiếu ngủ có thể gây ra sự cáu kỉnh, khó chịu ở trẻ. Đối với tuổi thiếu niên, ngủ còn có liên quan đến việc điều tiết tâm trạng và cảm xúc của chúng.

3. Những câu hỏi giúp bạn xác định con mình có ngủ đủ giấc hay không

- Trẻ có vật lộn để trở dậy mỗi sáng?

- Vào cuối tuần, trẻ luôn ngủ nhiều hơn ít nhất là 2 tiếng đồng hồ so với bình thường?

- Trẻ thường xuyên ngủ gật trên đường tới trường, trong lớp hoặc trong các khoảng thời gian mà trẻ không nên ngủ?

- Trẻ có vui hơn, năng động hơn vào những ngày được ngủ nhiều hơn hay không?

dieu-cha-me-nen-biet-ve-giac-ngu-cua-be-1.jpg

4. Đồ ăn vặt sau giờ học cũng là tác nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Một số thực phẩm chứa caffeine được trẻ tiêu thụ vào buổi chiều vẫn có thể gây ảnh hưởng vào buổi tối. Vì vậy tốt nhất nên hạn chế không cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa caffeine khi đã qua đầu giờ chiều.

5. Quá nhiều hoạt động ngoại khóa cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

Các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các hoạt động tổ chức muộn, sẽ khiến cho trẻ mất ngủ vì vậy cha mẹ chỉ nên chọn cho con tham gia một số hoạt động cần thiết. Trong trường hợp hoạt động diễn ra quá muộn, cha mẹ có thể đề nghị nhà trường chuyển thời gian tổ chức.

6. Một lượng bài tập quá tải là nguyên nhân hiển hiện gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ.

7. Nghỉ ngơi không đủ là lý do hàng đầu khiến cơ thể không thể sản sinh ra chất cytokine, đây là protein giúp chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa giấc ngủ và khả năng kháng bệnh đã cho thấy người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh cao hơn. Mặc dù được thực hiện trên người lớn, vậy nhưng điều này cũng hoàn toàn phù hợp với trẻ nhỏ.

dieu-cha-me-nen-biet-ve-giac-ngu-cua-be-2.jpg

8. ”Đi ngủ muộn có thể ảnh hưởng đến điểm số của trẻ”, đây là kết luận của một nghiên cứu khoa học tại Na Uy.

9. Thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến cân nặng của bé.

10. Điện thoại là tác nhân quấy nhiễu giấc ngủ của con bạn. Bởi lẽ khi những đứa trẻ tuổi teen của bạn được cung cấp một chiếc điện thoại, chúng sẽ sử dụng điện thoại vào thời gian đi ngủ để chơi game, nhắn tin, lướt mạng thay vì đi ngủ sớm. Thậm chí điều này còn ảnh hưởng đến học tập khi họ mang điện thoại đến trường và sử dụng chúng trong giờ học. Vì vậy, tốt nhất, các bậc phụ huynh nên đưa ra những quy tắc cụ thể về việc sử dụng điện thoại để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như kết quả học tập của con.

11. Thiết bị điện tử cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ánh sáng và tiếng động phát ra từ các thiết bị này có thể làm giảm chất lượng của giấc ngủ về mặt sinh học.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn