Theo đó, BV Truyền máu – huyết học TPHCM sẽ hỗ trợ chuyên môn cho BV Đa khoa trung tâm An Giang (TP Long Xuyên, An Giang) trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh Thalassemia ở An Giang nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Theo BV Truyền máu – huyết học TPHCM, việc triển khai phòng khám huyết học vệ tinh sẽ giúp cho người bệnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đỡ vất vả hơn trong việc đi lại tái khám, giảm bớt được chi phí và giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Ngoài ra, khi thực hiện chương trình chỉ đạo tuyến, các tuyến điều trị cơ sở cũng có cơ hội nâng cao kiến thức về bệnh và sẽ là lực lượng tầm soát người mang gen, tư vấn di truyền và tư vấn tiền sản tốt nhất cho người dân.
Bệnh nhân khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ đỡ vất vả hơn trong việc đi lại tái khám nhờ có phòng khám huyết học vệ tinh - Ảnh minh họa |
Người bệnh thể nặng có hình thể khá đặc trưng chậm lớn, mũi tẹt, răng hô, xương sọ biến dạng, da xạm, gan, lách lớn. Những người bệnh này phụ thuộc vào việc truyền máu từ khi còn rất nhỏ và tuổi thọ thường rất ngắn (không quá 30 tuổi).
Tại Việt Nam, ước tính hiện nay có khoảng 20.000 người bị Thalassemia thể nặng, mỗi năm có thêm khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các cơ quan ban ngành cần phải quan tâm và xây dựng một chương trình phòng chống Thalassemia toàn diện từ tầm soát người mang gen, tư vấn di truyền, tư vấn tiến sản... để không nhân rộng một thế hệ mới những người mang gen bệnh.