Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức chân:
Trong rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đau nhức chân bao gồm: viêm gân, gãy xương, bong gân, huyết khối tĩnh mạch sâu, giãn tĩnh mạch, hẹp ống sống, đau thần kinh tọa, căng cơ, viêm khớp gối, xơ vữa động mạch,... và một số bệnh mạn tính cũng gây tình trạng đau nhức chân như: bệnh tiểu đường, bệnh gút, thoát vị đĩa đệm,...
Triệu chứng của đau nhức chân xảy ra:
Đau nhức chân có thể xuất hiện liên tục hoặc gián đoạn, các cơn đau thường xuất hiện đột ngột và gây ảnh hưởng đến toàn bộ chân như ống chân, đầu gối, các ngón chân đến cả bàn chân.
Tình trạng đau nhức chân diễn ra còn có thể khiến người bệnh có triệu chứng đau nhức nhói kéo dài và kèm theo hiện tượng ngứa ran.
Các cơn đau nhức chân hay tê chân đơn giản thông thường chỉ gây ra những khó chịu cho cơ thể con người. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nặng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại thậm chí khiến người bệnh bị bại liệt.
Đối với người cao tuổi thì đi bộ được xem là hình thức luyện tập tốt nhất. Do đó đi bộ đúng cách, phòng tránh những nguy cơ đau nhức, chấn thương khi đi bộ là điều cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi.
Trong khi đó, đi bộ đối với người cao tuổi đem lại nhiều lợi ích như giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, xương và các mô liên kết, làm giảm mỡ, tăng sức bền và cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt cho người cao tuổi.
Đối với người cao tuổi chỉ cần có sức khỏe tốt, có khả năng đi lại đều có thể thực hiện luyện tập bằng cách đi bộ. Bản chất đi bộ với những người mới bắt đầu tập luyện đây là phương pháp cải thiện đáng kể thể lực và giúp người cao tuổi có sức khỏe thể chất toàn diện tốt.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ có thể thực hiện đi bộ bằng cách đi bộ nhanh với 150 phút mỗi tuần hoặc 25 phút mỗi ngày. Đây là hình thức tập luyện ở cường độ vừa phải, thói quen đi bộ này có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.
Khi người cao tuổi có ý định luyện tập thể dục bằng cách đi bộ hay bất kỳ hình thức nào cũng cần phải kiểm tra với bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa chăm sóc sẽ cho biết việc luyện tập hay quá trình luyện tập đối với người cao tuổi có an toàn hay không và kịp thời đưa ra hướng dẫn cụ thể đối với những người có bệnh tiềm ẩn.
Để việc đi bộ diễn ra thuận lợi, tránh được tình trạng đau nhức chân người cao tuổi có thể chuẩn bị một số thứ quan trọng như:
- Lựa chọn giày đi thoải mái, phù hợp với chân.
- Luôn đem theo một chai nước trong quá trình đi bộ.
- Cầm theo điện thoại đầy pin để khi cần có thể sử dụng.
- Có thể đem theo giấy tờ tùy thân để mọi người có thể liên hệ với gia đình nếu có vấn đề không may về sức khỏe xảy ra.
- Nên đi bộ cùng bạn bè hoặc người thân.
Rất nhiều người cho rằng việc đi bộ rất đơn giản, bình thường nên không thể gây tình trạng đau nhức hay chấn thương. Tuy nhiên, nguy cơ đau nhức chân do đi bộ hoàn toàn có thể xảy ra đặc biệt đối với người cao tuổi khi họ đi nhiều.
Các chấn thương đau nhức chân ở người cao tuổi xảy ra do đi quá nhiều như: viêm gân, phồng chân, đau xương cẳng chân, đau xương đốt bàn chân.
Vì vậy để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi và tránh tình trạng đau nhức chân trong quá trình đi bộ hay các chấn thương khác khi đi bộ thì người cao tuổi cần lưu ý bắt đầu đi bộ với tốc độ chậm và quãng đường ngắn. Đặc biệt đối với những người cao tuổi thường ngày ít vận động thì nên vận động chậm và chắc trước vì nếu vận động nhiều một cách đột ngột sẽ dấn tới tình trạng đau nhức chân.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn