Người dân New York hoài niệm quá khứ khi bốt điện thoại công cộng cuối cùng bị tháo dỡ

21:00 | 10/08/2022;
Điện thoại công cộng đã biến mất và trở thành một phần của lịch sử nước Mỹ, đặc biệt là thành phố New York.
Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 1.

Ngày 26/4/2022 tại phố Tây 101 và Đại lộ West End.

"Sự kết thúc của một thời đại. Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở Quảng trường Thời đại, New York, đã bị dỡ bỏ. Không còn những giây phút loay hoay lục lọi trong túi để tìm đồng xu 'quarter dollar' (0,25 đô)", Thị trưởng quận Manhattan Mark Levine thuộc thành phố New York đã đăng dòng trạng thái lên Twitter.

Vào ngày 23/5, Thị trưởng đã ra lệnh dỡ bỏ bốt điện thoại cuối cùng dưới sự theo dõi của truyền thông. Bốt điện thoại sau đó được gửi đến Bảo tàng Thành phố New York để lưu trữ và triển lãm.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 2.

Hiện trường diễn ra sự kiện dỡ bỏ bốt điện thoại cuối cùng của New York vào ngày 23/5/2022.

Bốt điện thoại công cộng này có 2 chiếc điện thoại, từng nằm ở góc Đại lộ số 7 và phố số 50 ở trung tâm thành phố New York, với logo quả chuông màu xanh của công ty viễn thông Bell Systems Mỹ.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 3.

Nhiều người xếp hàng dài để sử dụng điện thoại trong thời gian mất điện ở New York năm 1965.

Trong thời đại của điện thoại thông minh, thật khó để hình dung được tầm quan trọng của điện thoại hoạt động bằng tiền xu trong cuộc sống hàng ngày của người dân New York. 

Vào đầu những năm 2000, cứ khoảng 10 mét trên một con phố, bạn có thể bắt gặp một bốt điện thoại công cộng. 

Lilly Tuttle, giám đốc Bảo tàng Thành phố New York, cho biết: "New York là một thành phố đông đúc dành cho người đi bộ. Cho đến những năm 1940, ít nhất một nửa số người Mỹ sở hữu điện thoại di động. Nhưng trong quá trình du lịch hoặc đang đi ngoài đường, điện thoại công cộng là thứ thực sự cần thiết".

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 4.

Ngày 25/4/2022.

Các bốt điện thoại hoạt động bằng tiền xu ở Mỹ xuất hiện lần đầu tiên tại Connecticut vào năm 1880. William Gray đã phát minh ra cơ chế hoạt động bằng tiền xu và được cấp bằng sáng chế vào năm 1891. Kể từ đó, loại điện thoại này đã dần trở nên phổ biến như một dịch vụ công cộng của nhà nước. 

Số lượng điện thoại công cộng cao nhất ở Mỹ là khoảng 2,6 triệu vào năm 1995. Tính đến năm 2018, ước tính vẫn có khoảng 100.000 điện thoại công cộng ở Mỹ, và khoảng 1/5 trong số đó nằm ở thành phố New York.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 5.

Bốt điện thoại công cộng tại phố Đông 32 và Đại lộ số 5 vào ngày 5/5/2022.

Myles MacLaren là một trong những người hiếu kỳ tụ tập tại Quảng trường Thời đại vào ngày phá dỡ. Lớn lên ở một khu phố gần đó vào những năm 70, những cuộc gọi mà ông từng thực hiện ở bốt điện thoại công cộng đã để lại ấn tượng vô cùng mạnh mẽ. 

"Gia đình 6 người chúng tôi sống trong căn chung cư chỉ có một phòng ngủ với 2 con chó, 4 con mèo và 2 con cá vàng", Myles chia sẻ. 

Khi đó, các thành viên trong gia đình hiếm khi có được không gian riêng tư, "vì vậy bốt điện thoại công cộng ở góc đường là cọng rơm cứu mạng tôi hồi cấp 3".

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 6.

Bên trái: Ngày 29/4/2022 phố Tây 90 và Đại lộ West End. Bên phải: Ngày 29/4/2022 phố Tây 100 và Đại lộ West End.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 7.

Ngày 15/4/2022, Đại lộ West End và phố 66.

Nhiều câu chuyện về những đứa trẻ mồ côi, trường hợp cấp cứu y tế, tống tiền, động vật bị bỏ rơi, ví tiền bị mất và bao thuốc lá hoặc kẹo cao su... đều diễn ra tại bốt điện thoại công cộng ở New York như một minh chứng của thời gian. Khi nó biến mất, tất cả dấu ấn cũng tan biến và trở thành kỷ niệm.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 8.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 9.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 10.

Hình ảnh của chiếc bốt điện thoại công cộng đi vào trí nhớ của nhiều người thông qua phim ảnh và tin tức. Ấn tượng nhất phải kể đến phân đoạn trong phim "Siêu nhân". Nhân vật chính là phóng viên Clark Kent đã thay "đồng phục siêu nhân" trong một bốt điện thoại thu phí và hóa thân thành siêu anh hùng.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 11.

Phố Nassau và phố Cedar, ngày 30/4/2022.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 12.

Hai thợ sửa điện thoại đang thay dây cáp bị đứt tại một bốt điện thoại công cộng ở làng Greenwich, Manhattan.

Vào những năm 1970, Công ty Điện thoại New York đã thuê 500 công nhân bảo trì để thực hiện việc kiểm tra và sửa chữa định kỳ 8.300 điện thoại trên đường phố.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 13.

Khu phố Trung Hoa những năm 1960, các bốt điện thoại được trang trí bằng những mái chùa màu xanh lá và màu vàng.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 14.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 15.

Kiến trúc sư chủ nghĩa hiện đại Le Corbusier đã ca ngợi ưu điểm của kính trong một bài luận năm 1935, "Những bức tường kính đã chinh phục sự hiện đại". Bốt điện thoại công cộng những năm 1950 đã sử dụng kính để người sử dụng có thể quan sát bên ngoài và ngược lại.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 16.

Thám tử của đội đánh bom kiểm tra một bốt điện thoại tại nhà ga Grand Central ở New York vào năm 1956.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 17.

Trong thời gian mất điện và thời tiết khắc nghiệt, điện thoại công cộng sử dụng điện áp thấp trở thành vật "cứu cánh".

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 18.

Một phụ nữ gọi điện thoại công cộng từ Penn Station. Năm 1978, điện thoại công cộng Penn Station của New York là nơi bận rộn nhất nước Mỹ với trung bình 5.500 cuộc gọi mỗi tháng.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 19.

Một nhân viên của ConEd đã gọi điện từ hiện trường xảy ra vụ nổ nắp cống ở phố 48, thị trấn Lexington.

Công ty Điện thoại New York trưng bày rất nhiều điện thoại bị phá hoại bên ngoài văn phòng vào tháng 9/1984. Công ty cho biết các vụ phá hoại tăng cao vào mùa hè năm đó sau khi giá điện thoại công cộng tăng từ 0,1 đô lên 0,25 đô.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 20.

Ngày 5/5/2022.

Với sự ra đời của điện thoại di động vào đầu những năm 2000 và sự đột phá phổ biến của điện thoại thông minh sau năm 2010, điện thoại công cộng có dây dần biến mất trên đường phố. Trong những năm qua, điện thoại công cộng đã dần thụt lùi sau ánh hào quang.

Năm 2014, thành phố New York bắt đầu xử lý các bốt điện thoại công cộng, và chính phủ đã trưng cầu các đề xuất để tìm ra các giải pháp thay thế mới. 

Thành phố New York bắt đầu thay thế bốt điện thoại công cộng bằng LinkNYC (dự án cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra mạng lưới phủ khắp thành phố với dịch vụ Wi-Fi miễn phí) vào năm 2015. 

Bốt điện tử mới được kết nối mạng 5G, cung cấp dịch vụ cuộc gọi nội hạt "liên thông New York", thậm chí còn có thể sạc điện thoại, cung cấp Wi-Fi miễn phí. Màn hình điện tử hiển thị thông tin thời tiết và tình hình giao thông được cập nhật liên tục với hình ảnh hiện trường cụ thể.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 21.

Ngày 30/4/2022 Broadway và phố Tây số 49.

Thị trưởng Mark Levine đã viết trong một bài đăng tiếp theo trên Twitter: "Tôi đã có mặt tại đây hôm nay để nói lời 'tạm biệt' lần cuối với các bốt điện thoại công cộng được tin dùng nhất New York. Tôi sẽ không đau đáu với những khoảng khắc thực hiện cuộc gọi nhưng không thể kết nối trước đây. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng việc chứng kiến chúng biến mất khiến lòng tôi quặn thắt".

Ông kể lại những chiếc điện thoại công cộng lắm lúc bị "chập mạch". Khi muốn sử dụng, bạn phải tìm trong túi đồng xu quarter dollar (0,25 đô) và xếp hàng giữa nắng nóng đợi tới lượt.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 22.

Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở New York đã bị tháo dỡ - Ảnh 23.

Điện thoại công cộng đã biến mất và trở thành một phần của lịch sử nước Mỹ, đặc biệt là thành phố New York. 

Người New York nói đùa rằng: "Các bốt điện thoại công cộng đều đã tuyệt chủng nhưng chúng vẫn còn đó, giống như một biểu tượng văn hóa của thành phố này".

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn