Luôn ý thức, việc chăm lo cho gia đình là bổn phận và trách nhiệm của bản thân mình nhưng anh Phạm Ngọc Thương (44 tuổi ở thôn Phước Sơn, xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi), dù cố gắng nỗ lực gấp bao nhiêu lần vẫn khó chu toàn.
Khó, bởi vì gia đình 4 người thì chỉ có một mình anh là lành lặn, còn lại là bại liệt và tật nguyền. Mẹ anh, bà Đỗ Thị Thu, năm nay 83 tuổi. Những năm trước, bà bị đau thần kinh tọa, nhưng nhà khó khăn quá, chữa trị chẳng được bao nhiêu, thêm tuổi cao sức yếu, nên mấy năm nay bà nằm liệt một chỗ.
Ba anh thì vừa mất cách đây 6 tháng, sau một thời gian dài nằm liệt vì tai biến. Với hoàn cảnh gia đình như vậy, anh Thương dù rất muốn, cũng không thể thoát ra mà đi làm để kiếm kế sinh nhai, bởi làm sao anh bỏ mặc được 3 người phụ nữ tật nguyền cần sự chăm sóc từ miếng ăn, cái mặt, đến chuyện tế nhị nhất là vệ sinh thân thể.
Hằng ngày chăm lo cho mẹ, cho chị, cho em xong, anh cũng ráng tranh thủ đi làm thuê nhưng được tí lại phải chạy về…
Cuộc sống khó khăn quá chừng, giữa cái ngã rẻ một bên là tương lai của bản thân, một bên là gia đình, anh đành chọn gia đình, bởi ở đó có mẹ, có em, có chị đang phụ thuộc tất cả vào anh. Anh cũng khát khao, cũng mơ ước có được một gia đình riêng, có được một người bạn đời chia sẻ đắng cay ngọt bùi.
Nhưng đời anh khổ quá, trách nhiệm anh nặng quá, anh sợ lại phải làm khổ thêm một người.
Khó, bởi vì gia đình 4 người thì chỉ có một mình anh là lành lặn, còn lại là bại liệt và tật nguyền. Mẹ anh, bà Đỗ Thị Thu, năm nay 83 tuổi. Những năm trước, bà bị đau thần kinh tọa, nhưng nhà khó khăn quá, chữa trị chẳng được bao nhiêu, thêm tuổi cao sức yếu, nên mấy năm nay bà nằm liệt một chỗ.
Em gái của anh, Phạm Thị Thúy, 40 tuổi. Khi sinh ra rất yếu, cũng chạy chữa đủ nơi, nhưng vô vọng. Thế là gần 40 năm nay, Thúy nằm yên một chỗ, tâm trí cứ ngơ ngơ. Chị gái của anh, chị Phạm Thị Thu, 53 tuổi thì rơi vào cảnh đau lòng hơn.
Hồi chị Thu khoảng 13, 14 tuổi, tự nhiên mắt cứ mờ dần mờ dần. Rồi cũng vì chữ nghèo mà không thuốc thang, không điều trị, dẫn đến đôi mắt của chị mất đi ánh sáng, đã vậy tay chân thì cứ dần co rút lại, đi đứng khó khăn vô cùng.Ba anh thì vừa mất cách đây 6 tháng, sau một thời gian dài nằm liệt vì tai biến. Với hoàn cảnh gia đình như vậy, anh Thương dù rất muốn, cũng không thể thoát ra mà đi làm để kiếm kế sinh nhai, bởi làm sao anh bỏ mặc được 3 người phụ nữ tật nguyền cần sự chăm sóc từ miếng ăn, cái mặt, đến chuyện tế nhị nhất là vệ sinh thân thể.
Hằng ngày chăm lo cho mẹ, cho chị, cho em xong, anh cũng ráng tranh thủ đi làm thuê nhưng được tí lại phải chạy về…
Cuộc sống khó khăn quá chừng, giữa cái ngã rẻ một bên là tương lai của bản thân, một bên là gia đình, anh đành chọn gia đình, bởi ở đó có mẹ, có em, có chị đang phụ thuộc tất cả vào anh. Anh cũng khát khao, cũng mơ ước có được một gia đình riêng, có được một người bạn đời chia sẻ đắng cay ngọt bùi.
Nhưng đời anh khổ quá, trách nhiệm anh nặng quá, anh sợ lại phải làm khổ thêm một người.
Chia sẻ xin gửi về: Anh Phạm Ngọc Thương– Địa chỉ: KDC số 09, thôn Phước Sơn, xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi - hoặc BTC chương trình Khát Vọng Sống: Công ty Cổ phần Quảng cáo Nhất – 82 Nguyễn Phi Khanh, P. Tân Định, Q.1 – TP HCM. Điện thoại (84.028) 38.207.084. Thông tin về chương trình và tấm lòng vàng xin vui lòng truy cập: www.khatvongsong.uniad.com.vn. ***Chương trình do Báo Phụ nữ Việt Nam bảo trợ thông tin |