Tự mổ, bao giờ hết 400 con lợn?
Lòng lợn 10.000 đồng/kg, mỡ: 15.000 đồng/kg, thịt ngon (nạc thăn, nạc mông) đồng giá 40.000 đồng, thịt loại bình thường 30.000 đồng – 35.000 đồng/kg là mức giá của thịt lợn đang được bán tại các khu chợ của thành phố Nam Định.
Ở các vùng ven thành phố, khá nhiều hộ dân chăn nuôi lợn với quy mô từ 10 đến 50 con. Vào thời điểm này, giá lợn hơi chỉ từ 15.000 đồng đến 17.000 đồng, tương đương với một cân khoai lang hay một chục bắp ngô. Giá đó mà thương lái còn kén chọn, không chịu thu mua.
Lợn thì quá lứa xuất chuồng đã 1, 2 tháng, càng nuôi càng lỗ, nhiều hộ gia đình không cầm cự được, đã tự giết mổ và trực tiếp mang vào bán tại các khu chợ trong thành phố để mong thu hồi lại một chút vốn.
Lòng lợn 10.000 đồng/kg, mỡ: 15.000 đồng/kg, thịt ngon (nạc thăn, nạc mông) đồng giá 40.000 đồng, thịt loại bình thường 30.000 đồng – 35.000 đồng/kg là mức giá của thịt lợn đang được bán tại các khu chợ của thành phố Nam Định.
Ở các vùng ven thành phố, khá nhiều hộ dân chăn nuôi lợn với quy mô từ 10 đến 50 con. Vào thời điểm này, giá lợn hơi chỉ từ 15.000 đồng đến 17.000 đồng, tương đương với một cân khoai lang hay một chục bắp ngô. Giá đó mà thương lái còn kén chọn, không chịu thu mua.
Lợn thì quá lứa xuất chuồng đã 1, 2 tháng, càng nuôi càng lỗ, nhiều hộ gia đình không cầm cự được, đã tự giết mổ và trực tiếp mang vào bán tại các khu chợ trong thành phố để mong thu hồi lại một chút vốn.
Lợn bán đồng giá 40.000 đồng/kg |
Năm ngoái, gia đình chị Ly (huyện Lý Nhân, Hà Nam) nuôi lợn lãi 50 triệu. Năm nay, dốc hết số tiền tiết kiệm cộng với số tiền vay mượn được 150 triệu, chị Ly dồn hết vào nuôi 50 con lợn, với hy vọng kiếm chút tiền lãi lo cho việc cho con. Nhìn đàn lợn ngày một lớn, mà giá bán thì ngày càng giảm, chị Ly chỉ biết nuốt nước mắt vào trong.
Hơn hai tuần nay, chị chỉ dám cho lợn ăn cầm chừng để đỡ tốn chi phí. Nghe lời người làng mách, cả nhà thức cả đêm để tự mổ lợn, mang ra chợ Cửa Bắc, TP. Nam Định để bán.
Trải vội tấm bạt trên vỉa hè, những miếng thịt còn nóng hổi, dẻo dính bày lên, bán với giá 40.000 đồng để cắt lỗ. Hôm bán đầu tiên, cầm dao còn lóng ngóng, chưa biết xẻ thịt, lọc mỡ, chặt xương… nhưng mọi người thương tình mua ủng hộ, chị Ly cũng bán được hết 1 con.
Dịp lễ 30/4, 1/5, cả nước nghỉ lễ, con cháu về đầy nhà, chị Ly vẫn hì hụi mang hai con lợn ra chợ để bán cho người thành phố liên hoan. Tủi thân, tiếc của, mỗi khi có khách hàng quan tâm, hỏi han, chị Ly lại vội vàng lau vội những giọt nước mắt đang lăn dài trên gương mặt gầy gò, khắc khổ.
Hơn hai tuần nay, chị chỉ dám cho lợn ăn cầm chừng để đỡ tốn chi phí. Nghe lời người làng mách, cả nhà thức cả đêm để tự mổ lợn, mang ra chợ Cửa Bắc, TP. Nam Định để bán.
Trải vội tấm bạt trên vỉa hè, những miếng thịt còn nóng hổi, dẻo dính bày lên, bán với giá 40.000 đồng để cắt lỗ. Hôm bán đầu tiên, cầm dao còn lóng ngóng, chưa biết xẻ thịt, lọc mỡ, chặt xương… nhưng mọi người thương tình mua ủng hộ, chị Ly cũng bán được hết 1 con.
Dịp lễ 30/4, 1/5, cả nước nghỉ lễ, con cháu về đầy nhà, chị Ly vẫn hì hụi mang hai con lợn ra chợ để bán cho người thành phố liên hoan. Tủi thân, tiếc của, mỗi khi có khách hàng quan tâm, hỏi han, chị Ly lại vội vàng lau vội những giọt nước mắt đang lăn dài trên gương mặt gầy gò, khắc khổ.
Bán hàng mà chị Ly không ngăn được những giọt nước mắt |
Huy động cả gia đình ra chợ nhưng khi nào mới tiêu thụ hết 400 con lợn? |
Thương nhưng không ủng hộ mãi được
Không chỉ ở Nam Định, mà tại nhiều nơi khác, các hộ chăn nuôi cũng đang loay hoay tìm mọi cách để tiêu thụ lợn. Người chăn nuôi tự giết mổ mang thịt ra chợ bán. Người mua thì có nhiều cách ủng hộ. Người mua ít cũng một kg, người mua nhiều thì vài kg. Giá rẻ, không ai nỡ mặc cả, có người còn cố tình dư thêm tiền để hỗ trợ thêm cho người bán.
Một số người nội trợ về hưu, dư dả thời gian, còn dành cả buổi để phụ các “tiểu thương nông dân” bán hàng. Một số gia đình còn về tận các vùng chăn nuôi, chung nhau mua lợn sống để ủng hộ bà con. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Thịt lợn thì cũng không thể ăn nhiều, ăn liên tục được. Mà dẫu có bán hết thịt nhưng với mức giá thế này, thì người mua lỗ vẫn hoàn lỗ.
Một số người nội trợ về hưu, dư dả thời gian, còn dành cả buổi để phụ các “tiểu thương nông dân” bán hàng. Một số gia đình còn về tận các vùng chăn nuôi, chung nhau mua lợn sống để ủng hộ bà con. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Thịt lợn thì cũng không thể ăn nhiều, ăn liên tục được. Mà dẫu có bán hết thịt nhưng với mức giá thế này, thì người mua lỗ vẫn hoàn lỗ.
Người mua người bán đều tâm trạng |
Dạo một vòng quanh chợ, các sạp thịt lợn tự phát vẫn tấp nập người bán mua, nhưng hiếm thấy có tiếng cười nói lao xao nhộn nhịp, mà chỉ gặp những những ánh mắt đầy ái ngại của người mua và tiếng thở dài buồn bã của người bán.