Người EQ cao thường được lòng cấp trên, lý do là bởi quy luật “80% EQ + 20% IQ”

23:45 | 16/05/2023;
Những người EQ cao được đánh giá tốt tại nơi làm việc. Họ thường được cấp trên tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng.

Cả chỉ số IQ và EQ đều quan trọng với con người chúng ta. Nếu thông minh, ta làm công việc gì cũng dễ có kết quả tốt, thậm chí còn hoàn thành trong thời gian ngắn. Nếu trí tuệ cảm xúc cao, ta dễ dàng nhận được sự yêu mến, tin tưởng và tín nhiệm từ người xung quanh. Người EQ cao hiếm khi làm người khác phải khó xử, khó chịu, ngược lại họ luôn biết cách kiểm soát cảm xúc, thái độ, hành vi.

Trong công việc, bạn cần cả IQ và EQ song hành. Nếu như thiếu 1 trong 2 yếu tố, bạn sẽ khó hoàn thành tốt công việc và đạt các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, những người có trí tuệ cảm xúc cao thường được lãnh đạo công ty yêu mến và trân trọng. Vậy lý do là gì?

Quy luật 80 EQ + 20% IQ

Có rất nhiều nghiên cứu về chỉ số IQ và EQ của con người. Đặc biệt, 1 nghiên cứu khiến nhiều người bất ngờ khi nghe tới là quy luật 80% EQ + 20% IQ. Cụ thể, Gorman - 1 Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Harvard đã khẳng định rằng 80% thành công của chúng ta đến từ EQ và 20% còn lại là từ IQ.

Người EQ cao thường được lãnh đạo giữ lại công ty, quy luật “80% EQ + 20% IQ” chính là lý do - Ảnh 1.

Nếu chúng ta có EQ thấp, chắc chắn những người xung quanh sẽ chịu nhiều tổn thương từ lời nói, hành động sai lầm. Một người không thông minh xuất chúng vẫn có thể tìm 1 công việc ổn định, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp và chân thành nếu như người đó có EQ cao. 

Ngược lại, 1 người thông minh, xuất sắc nhưng nói gì, làm gì cũng dễ tổn thương người khác, tạo nên mâu thuẫn trong các mối quan hệ thì cuộc sống cũng mất đi ý nghĩa. Trong công việc cũng vậy, nếu muốn thành công bạn cần giữ tinh thần làm việc chăm chỉ, cầu tiến, đối xử với người xung quanh hòa đồng, đúng mực.

Bạn có thể sẽ cải thiện năng lực qua thời gian nhưng nếu ngay từ đầu thái độ của bạn đã không tốt thì thật khó có được sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người. Điều này khiến bạn khó hòa nhập trong môi trường làm việc, tự cô lập mình và khó có thể tiến xa. Đó là lý do rất nhiều lãnh đạo đánh giá cao thái độ nhân viên hơn là trình độ, năng lực của họ.

“Điểm cộng” của người EQ cao

Không chỉ dựa vào quy luật trên, người EQ cao còn có nhiều “điểm cộng” làm người khác yêu mến, kể cả lãnh đạo cũng phải ưu ái. Những người có trí tuệ cảm xúc cao ít khi đổ lỗi, gần như không bao giờ kêu than. Họ sẽ chú ý vào công việc của mình và hoàn thành chứ không mấy khi kêu ca, phàn nàn.

Không chỉ vậy, họ còn biết nhận lỗi nếu như mình có trách nhiệm chứ không đổ lỗi cho người khác. Nếu không hài lòng với điều gì người EQ cao không ngại bày tỏ thẳng thắn với hy vọng cải thiện. Ở nơi làm việc, người có tính cách này được lòng cấp trên khiến họ muốn giữ lại công ty lâu dài.

Người EQ cao thường được lãnh đạo giữ lại công ty, quy luật “80% EQ + 20% IQ” chính là lý do - Ảnh 2.

Nếu bạn là người EQ cao bạn cũng sẽ không tự chuốc lấy thị phi nơi công sở. Việc giữ bí mật cho người khác, không nói xấu, bàn tán sau lưng họ… là điều người EQ cao sẽ làm. Sống yên bình trong 1 tập thể, không soi mói người xung quanh giúp lòng bạn thanh thản, an nhiên.

Ở môi trường công sở, chắc chắn nhiều thị phi sẽ xuất hiện. Thế nhưng người EQ cao sẽ lường trước điều đó, tránh rước họa vào thân bằng cách né xa ồn ào. Bạn cần tránh để “họa từ miệng mà ra” và khiến đồng nghiệp, cấp trên nghĩ xấu về mình. Dù mới vào công ty hay đã gắn bó lâu rồi bạn cũng cần lường trước hậu quả của những việc mình làm.

Một người thông minh sẽ tự biết cách giữ mình nhất là khi ở trong 1 tập thể. Nếu muốn đi xa, nhất định bạn phải biết cách cư xử đúng mực, phù hợp để người người yêu mến. Họ sẽ biết cách thể hiện sự khôn ngoan của mình để không mất lòng cấp trên và được giữ lại công ty lâu dài.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn