Người không biết giao tiếp gặp là hỏi “Bạn có khỏe không”, người EQ cao có 5 cách ứng biến

16:57 | 13/06/2023;
Không phải ai cũng biết cách giao tiếp khéo léo và thông minh. Trên thực tế, có nhiều cách cải thiện khả năng này.

Người xưa thường nói: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, thực chất câu nói này có nhiều phần đúng. Giao tiếp là cách con người sử dụng để thể hiện sự quan tâm nhau. Nó cũng là cách để chúng ta biểu đạt cảm xúc của mình. Vì vậy, người biết cách ăn nói khéo léo, thể hiện EQ cao chắc chắn sẽ được lòng người hơn.

Nhiều người khi gặp người khác, phản ứng đầu tiên là hỏi những câu có vẻ xã giao như: “Dạo này bạn khỏe không?”. Tuy nhiên, đây là câu nói khá xã giao, không tạo được dấu ấn với người nghe.

Trên diễn đàn CNBC còn đăng tải bài viết cho thấy ý kiến của các nhà nghiên cứu Harvard về vấn đề này. Họ chỉ ra rằng chìa khóa để tận dụng tối đa cuộc nói chuyện phiếm là hỏi những câu thú vị. Trong một loạt các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 300 cuộc hội thoại trực tuyến và phát hiện có nhiều câu hỏi thú vị hơn là “Bạn có khỏe không?”, “Bạn ăn cơm chưa?”, “Bạn làm nghề gì?”...

Người không biết giao tiếp gặp là hỏi “Có khỏe không”, người EQ cao có 5 cách ứng biến - Ảnh 1.

Giao tiếp là 1 trong những điều không thể thiếu trong đời sống. Ảnh minh họa: ST

Bài viết cũng chia sẻ 5 cách mà những người EQ cao hay sử dụng trong giao tiếp. Họ tránh được sự gượng gạo và xã giao khi nói chuyện đồng thời thể hiện những cảm xúc, tình cảm khác nhau trong câu nói.

1. Sử dụng 1 thủ thuật

Trước khi giao tiếp với ai đó chúng ta luôn cần 1 “thủ thuật” để không mắc lỗi lầm. Để đưa ra những câu nói chân thành, không gượng gạo, bạn cần phải hiểu rõ đối phương là ai, tính cách ra sao, bạn đang trò chuyện trong hoàn cảnh nào.

“Hiện tại bạn đang cảm thấy thế nào?”, “Bạn mong chờ điều gì trong tuần này?”, “Bạn làm tôi nhớ đến một người nổi tiếng, nhưng tôi không thể nhớ nổi đó là ai”... đều là những câu hỏi tự nhiên, không làm đối phương cảm thấy gượng gạo, khó trả lời.

Khi bắt đầu bằng cách trò chuyện này, bạn cũng tạo cho người khác cảm giác gần gũi hơn. Thay vì những câu hỏi xã giao nhàm chán, hãy thể hiện sự quan tâm đối phương từ câu đầu tiên.

2. Bỏ những câu nói “dự phòng”

Khi gặp 1 người có mối quan hệ xã giao, chúng ta thường tiện gì nói nấy. Ta thường có xu hướng nói 1 số câu bâng quơ, vô thưởng vô phạt như “Hôm nay trời nắng quá nhỉ”, “Tôi đi đường thấy đường xá kẹt tắc quá”... Khi bạn nói thế này, đối phương khó nghĩ ra câu trả lời phù hợp và cuộc trò chuyện dễ chìm trong im lặng.

Thay vì thế bạn có thể nhắc những thông tin mang tính cập nhật như: “Hôm qua có ca sĩ … về biểu diễn, bạn có đi xem không?”, “Hôm nay con tôi đi thi tốt nghiệp, con bạn đã kết thúc kỳ học chưa?”... Những câu hỏi này cũng làm bạn hiểu thêm về đối phương và mối quan hệ dễ tiến triển hơn.

3. Chia sẻ 1 số tin tức của mình

Trong 1 cuộc trò chuyện, khi chưa hiểu rõ đối phương là người thế nào, bạn có thể tự nói về mình 1 chút. Ví dụ, hãy cho đối phương thấy bạn là người yêu động vật, thích đọc sách, không thích thể dục thể thao… Khi tự chia sẻ về bản thân mình, đối phương cũng dễ mở lòng và tâm sự với bạn hơn.

Người không biết giao tiếp gặp là hỏi “Có khỏe không”, người EQ cao có 5 cách ứng biến - Ảnh 2.

Giao tiếp thông minh là điểm cộng của mỗi người. Ảnh minh họa: ST

Cách giao tiếp này cũng cho bạn thấy bạn và đối phương có những điểm chung gì. Biết đâu khi phát hiện ra điểm chung với nhau, các bạn sẽ trò chuyện thoải mái, không có khoảng cách và thân thiết hơn thì sao.

4. Biết lên tiếng đúng lúc

Một người có EQ cao sẽ biết lên tiếng lúc nào là hợp lý. Đặc biệt, khi 2 đồng nghiệp đang nói chuyện với nhau, nếu bạn chỉ biết lắng nghe thì sẽ bị lạc lõng giữa họ. Trong khi họ hăng say nói chuyện bạn lại bị đẩy ra ngoài vì không bắt nhịp được.

Thay vì cứ suy nghĩ xem mình phải nói gì thì hãy giữ sự thoải mái để hòa nhập vào câu chuyện đối phương đang nói. Bằng cách này bạn sẽ cảm thấy mối quan hệ của mình được cải thiện.

5. Sử dụng thêm biểu cảm

Đừng chỉ sử dụng những câu hỏi xã giao và giữ gương mặt lạnh tanh khi nói chuyện với người khác. Lúc này dù câu chuyện của bạn có hay ho cũng khó làm đối phương chú ý. Họ thậm chí còn không muốn trò chuyện cùng bạn vì bạn có vẻ không mấy hứng thú và vui vẻ.

Bên cạnh lời nói, biểu cảm gương mặt, ánh mắt, cử chỉ… cũng đều là điều người xung quanh chú ý. Vì thế 1 người EQ cao sẽ biết kết hợp những điều này để tạo nên cảm giác gần gũi với đối phương. Bạn hãy nhớ luôn giữ thái độ vui vẻ, hòa đồng và muốn tìm hiểu với người khác khi bắt đầu giao tiếp.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn