Trên thực tế, đa số các nguyên nhân gây tử vong ở người bị tiểu đường là do các biến chứng gây ra. Các biến chứng thường gặp ở người bị bệnh đái tháo đường bao gồm biến chứng tim mạch, bệnh võng mạc, suy thận, biến chứng thần kinh ngoại vi, thần kinh tự trị hay tình trạng các vết thương, vết loét chậm lành và người bệnh có thể phải cắt cụt chi trong các trường hợp nặng.
Do đó, vấn đề bệnh nhân tiểu đường sống được bao lâu là mối quan tâm hàng đầu của những người mắc bệnh.
Theo các chuyên gia y tế, người mắc bệnh tiểu đường dù là type 1 hay type 2, dù cho họ được chuẩn đoán sớm hay muộn, mức độ biến chứng nhiều hay ít, có kèm bệnh khác hay không thì đều ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Theo các chuyên gia y tế đã khuyến cáo, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường dựa vào loại bệnh họ mắc phải, type 1 hay type 2, thời điểm chẩn đoán bệnh sớm hay muộn, điều trị có tốt hay không, mức độ biến chứng của bệnh, có mắc kèm bệnh khác hay không. Đặc biệt, biến chứng của bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong đáng sợ nhất nhưng rất khó có thể phòng tránh được.
Hiện nay, có đến 68% số bệnh nhân mắc tiểu đường tử vong do biến chứng tim mạch. Nguy cơ tử vong còn có thể tăng lên tùy theo các bệnh khác đi kèm như tăng huyết áp, mỡ máu, hút thuốc lá hay thừa cân, béo phì.
Bệnh tiểu đường sống được bao lâu là vấn đề được rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường quan tâm. Trên thực tế, người bệnh có thể sống được đến 60, 70 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa nếu như họ kiểm soát tốt được các yếu tố rút ngắn tuổi thọ.
Tuy nhiên, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2 là khác nhau. Hơn thế nữa, việc bệnh nhân tiểu đường sống được bao lâu còn phụ thuộc vào việc bạn có kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành… hay không và đáp ứng của mỗi người bệnh với điều trị có tốt hay không?
Theo thông tin từ Hiệp hội Tiểu đường Anh Quốc, người bệnh tiểu đường type 1 có thời gian sống trung bình là khoảng 63 – 65 năm nếu được điều trị tốt, chẩn đoán sớm. Như vậy là số năm tuổi thọ của họ sẽ ít hơn 20 năm so với người bình thường không mắc bệnh.
Tuy nhiên, hiện nay y học đã có những tiến bộ vượt bậc trong điều trị. Cùng với đó là sự gia tăng về nhận thức đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh tiểu đường type 1.
Một nghiên cứu khoa học về bệnh nhân mắc tiểu đường sống được bao nhiêu năm gần đây đã chứng minh rằng nam giới có thể sống lâu hơn nữ giới khi mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể, nam giới mắc tiểu đường type 1 bị giảm tuổi thọ khoảng 11 tuổi và nữ giới bị giảm 13 tuổi so với người không mắc bệnh.
So với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, người mắc bệnh tiểu đường type 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn nhiều. Thậm chí họ chỉ sống ít hơn khoảng 5 đến 10 năm tuổi thọ so với người bình thường.
Trên thực tế, số tuổi thọ của mỗi người sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào cách bản thân họ đối phó với tiểu đường như thế nào. Những người chủ động xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường sẽ có cơ hội sống lâu hơn. Thậm chí, người mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối vẫn có thể kéo dài thời gian sống của họ nếu được điều trị tốt.
Chính vì vậy, điều quan trọng nhất trong việc kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường là cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của bản thân và từ đó chủ động ngăn ngừa các biến chứng khi điều trị bệnh.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn