Hơn 20 năm qua, Eman Ahmed bị giam mình trong 4 bức tường vì cân nặng không cho phép cô đi lại |
“Xe cứu thương của sân bay thường có cửa rộng hơn so với xe bình thường để đưa cáng vào nhưng không có cái cáng nào có thể tải được Eman. Chúng tôi đã phải bàn với nhân viên sân bay bố trí loại cáng đặc biệt để đưa cô ấy lên máy bay. Ngoài ra, cô ấy không thể ngồi nên phải tìm một chuyến bay mà Eman có thể nằm. Đội ngũ chăm sóc cô ấy cũng phải tuyển chọn toàn nữ vì Eman theo đạo Hồi, không được phép tiếp xúc với người chăm sóc là nam giới. Tôi là người đàn ông duy nhất được tiếp cận với cô ấy”, bác sĩ Muffazal Lakdawala, người đã gây quỹ giúp Eman có tiền đến Ấn Độ phẫu thuật, cho biết.
Bác sĩ Muffazal Lakdawala, người đã gây quỹ giúp Eman có tiền đến Ấn Độ phẫu thuật |
Luôn kiên nhẫn và hy vọng
Theo Shaimaa Ahmed, em gái của Eman, suốt 36 năm qua, Eman phải chiến đấu với bệnh lý tuyến yên - nguyên nhân gây ra hội chứng “người khổng lồ” của cô. Eman không được sống cuộc sống bình thường như mọi người. Từ lúc sinh ra, Eman đã nặng 5kg. Năm 11 tuổi, cân nặng của Eman tăng không ngừng. Không thể đi lại bằng chân, Eman phải dùng đầu gối để di chuyển. Đến khi không có chiếc xe lăn nào có thể vừa với kích cỡ của Eman, cô phải ngồi một chỗ.
Cách đây 2 năm, cân nặng của Eman vọt lên 200kg và cô phải thực hiện một chế độ ăn kiêng hà khắc nhưng không đạt hiệu quả như mong đợi. Cơ thể Eman tiếp tục tích nước và trọng lượng tăng lên 500kg. Đặc biệt, sau cơn đột quị, Eman không thể giao tiếp và phải nằm liệt một chỗ.
Lúc được sinh ra, Eman đã nặng 5kg |