Một người phụ nữ họ Từ (Trung Quốc) đã suýt mất mạng chỉ vì một sai lầm khi ăn cà chua rất nhiều gia đình mắc phải. Cụ thể, tháng trước chồng bà Từ phát hiện bị phì đại tuyến tiền liệt khi khám sức khỏe định kỳ. Nghe những người hàng xóm nói rằng cà chua rất tốt cho điều trị các bệnh nam khoa và có chất chống lại ung thư tuyến tiền liệt nên bà mua rất nhiều về nhà. Sau đó, ngày nào bà Từ cũng nấu các món từ cà chua cho chồng ăn.
Được khoảng 2 tuần, bà Từ phát hiện không ít quả cà chua bị dập nát, nấm mốc, thối rữa. Tuy nhiên, vì tiếc của nên bà chỉ cắt bỏ những phần hư hỏng rồi tiếp tục nấu ăn. Bởi lẽ bà cho rằng mình chỉ ăn phần còn tốt, lại nấu chín nên sẽ chẳng có vấn đề gì. Hơn nữa, sợ để lâu thêm sẽ hỏng hết nên bà quyết định nấu một bàn ăn toàn là các món với cà chua. Từ cà chua bác trứng đến canh cà chua nấu cá, đậu hũ sốt cà chua, cà chua xào thịt và cả mấy lát cà chua ăn kèm rau sống.
Chồng bà vốn kén ăn, chỉ ăn thử một miếng cà chua nấu trứng đã vội nhăn mặt nói có mùi rất lạ. Sau đó ông nhất quyết không ăn món nào có cà chua nữa, bà Từ tiếc của lại tiếc công nấu nướng nên một mình cố ăn cho hết.
Khoảng gần một tiếng sau bà bắt đầu cảm thấy khắp người khó chịu, đau bụng và có cảm giác buồn nôn. Nghĩ là bị rối loạn tiêu hóa nên bà chỉ tự uống thuốc rồi lại tiếp tục nấu cà chua trong những bữa ăn sau.
Hai ngày sau đó, các triệu chứng của bà Từ càng trở nên nghiêm trọng. Bà thậm chí còn đau bụng đến mức không ăn uống được, cả người không còn sức lực, nôn mửa rất nhiều. Người nhà sợ hãi gọi xe taxi đưa bà đến bệnh viện thăm khám nhưng trên đường đi thì bà kêu nóng trong người, khó thở rồi ngất xỉu.
Bác sĩ cho biết, bà Từ bị ngộ độc do ăn cà chua hỏng. Bởi vì trong nó có chất cực độc Aflatoxin - độc gấp 68 lần thạch tín (asen) và là chất gây ung thư số 1 được WHO cảnh báo. Chưa kể, cà chua nấm mốc, thối rữa khiến bà bị nhiễm khuẩn. Hai điều này cộng hưởng với nhau dẫn tới nhiễm trùng đường ruột cấp tính. May mắn là cấp cứu kịp thời nên có thể giữ được tính mạng.
Hàm lượng nước của cà chua khoảng 95%, 5% còn lại chủ yếu bao gồm carbohydrate và chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Nổi bật nhất là vitamin C, vitamin K1, vitamin B9 (folate), vitamin A, Kali, canxi, sắt, magie, photpho, kẽm… cùng các hợp chất thực vật khác như Lycopene, Beta caroten, Naringenin, Axit chlorogenic.
Nhờ những thành phần này cà chua mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm:
- Cải thiện thị lực.
- Hỗ trợ tim mạch.
- Cải thiện lượng đường trong máu.
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
- Tốt cho máu và phòng ngừa các bệnh về rối loạn đông máu.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu, sỏi mật.
- Giúp xương chắc khỏe.
- Hỗ trợ giảm cân.
- Thúc đẩy tiêu hóa.
- Làm đẹp da và tóc.
- Làm chậm lão hóa, chống lại bệnh ung thư.
Vì vậy, cà chua trở thành thực phẩm lành mạnh được nhiều người yêu thích. Thậm chí còn là bài thuốc bồi bổ, chữa bệnh trong Y học cổ truyền.
Từ trường hợp của bà Từ, bác sĩ điều trị nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải cẩn trọng khi ăn cà chua. Dù là thực phẩm lành tính nhưng ăn sai cách nó vẫn có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, thậm chí gây ung thư hoặc tử vong.
Đầu tiên, tuyệt đối không ăn cà chua bị dập nát, thối rữa, nấm mốc. Bởi vì lúc này chúng sản sinh ra chất độc Aflatoxin cùng nhiều vi khuẩn khác. Chất độc này sẽ ngấm vào toàn bộ quả cà chua khi bị nấm mốc. Vì vậy không thể loại bỏ bằng cách cắt bỏ phần bị hỏng, thậm chí không biến mất ở nhiệt độ cao.
Tương tự, cũng không được ăn cà chua có đốm đen. Sau khi cà chua bị nhiễm nấm Alternaria, do nấm chuyển hóa trong quả sinh ra độc tố gây ra hiện tượng đốm đen và nhanh hư hỏng hơn ở cà chua. Độc tố này được gọi là độc tố Alternaria, tuy không mạnh bằng aflatoxin nhưng vẫn có nguy cơ gây ung thư và các rủi ro sức khỏe khác.
Tiếp theo là không ăn cà chua xanh, chưa chín hẳn bởi chúng chứa solanine. Đây là chất có độc tố mạnh và rất dễ làm hại tới gan của con người. Gây ra ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi… và thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và sẽ biến mất.
Cũng không nên ăn cà chua lúc đói vì nó rất giàu chất pectin và nhựa phenolic. Những chất này có thể phản ứng với axit, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Lâu ngày còn thể gây ra các bệnh về dạ dày, bao gồm cả ung thư.
Đặc biệt, có 7 nhóm người nên hạn chế ăn hoặc tốt nhất là tránh xa cà chua, đó là:
- Người mắc chứng đau nửa đầu.
- Người rối loạn chức năng thận.
- Người tiêu hóa kém, mắc bệnh về dạ dày (nhất là trào ngược dạ dày thực quản).
- Người bị hội chứng ruột kích thích.
- Người bị tiểu không tự chủ và viêm bàng quang.
- Người bị bệnh tự miễn.
- Người bị dị ứng, dễ bị đổi màu da.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý khi chế biến cà chua. Loại thực phẩm này không nên được nấu hoặc ăn cùng lúc với dưa chuột, khoai tây, khoai lang, gan lợn, cà rốt, cá chép, cá trích… Bởi vì làm giảm dinh dưỡng và có thể gây khó chịu tiêu hóa, ngộ độc trong một số trường hợp.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn