Với sự phát triển không ngừng của xã hội và mức sống của con người không ngừng được nâng cao, người dân không còn phải lo lắng quá nhiều về cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, phương tiện đi lại. Giờ đây, người ta quan tâm nhiều hơn đến việc giữ gìn sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của họ.
Về câu hỏi làm thế nào để sống lâu hơn, bác sĩ Zhang Fengjiang, Phó khoa phẫu thuật thần kinh của Bệnh viện trực thuộc đầu tiên của Đại học Zhengda (Trung Quốc) cho rằng, người sau 50 tuổi khi thức dậy không nên làm 3 điều, trước khi ngủ cũng cần tránh 3 điều. Làm được như vậy, sức khỏe không những được bảo vệ mà còn nâng cao, càng thêm khỏe mạnh. Nhưng cụ thể là những việc gì?
Cụ thể, bác sĩ Zhang Fengjiang nêu rõ như sau:
1. Ra khỏi giường ngay sau khi thức dậy
Ra khỏi giường vào buổi sáng là một động tác phổ biến, nhưng sau tuổi 50, nếu không chú ý đến cách thức dậy, bạn có thể gây hại cho cơ thể.
Do thành mạch máu của người trung niên và người già sau 50 tuổi mỏng nên nếu chuyển từ tư thế nằm ngay sang tư thế đứng sẽ làm cho tốc độ máu chảy trong cơ thể tăng đột biến. Lúc này áp lực nội mạch tăng lên, thành mạch máu sẽ bị vỡ dẫn đến ngất xỉu, có thể gây xuất huyết não .
Vì vậy, những người sau 50 tuổi, sau khi thức dậy vào buổi sáng, có thể nằm tại giường 3 phút, sau đó ngồi trên giường 3 phút, sau đó ngồi gác chân lên mép giường trong 3 phút và cuối cùng là đứng lên.
2. Bỏ bữa sáng
Mọi người ở độ tuổi nào cũng phải ăn sáng, bỏ bữa sáng sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 87% và nguy cơ đột quỵ hơn gấp 3 lần so với những người ăn sáng hàng ngày. Vì sau một đêm nhịn ăn, độ nhớt của tiểu cầu trong máu người tăng cao, máu lưu thông chậm lại, dễ tích tụ các mảng xơ vữa trong mạch máu. Một khi các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn động mạch vành sẽ gây ra các cơn đau thắt ngực, cơ tim, nhồi máu và các bệnh khác.
Ngoài ra, người bỏ bữa sáng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì bỏ bữa sáng có thể gây ra kháng insulin cấp tính và làm tăng nồng độ axit béo tự do, sau đó sẽ phát triển thành kháng insulin mãn tính và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, dù là sau 50 tuổi hay trước 50 tuổi, mọi người đều phải ăn sáng.
3. Nhịn tiểu
Đừng nhịn tiểu vào buổi sáng, nhất là với những người ngoài 50 tuổi. Nhiều người không đứng dậy ngay cả khi cảm thấy muốn đi tiểu vì họ muốn nghỉ ngơi một lúc vào buổi sáng, nhưng nhịn tiểu lại rất có hại cho cơ thể. Khi nước tiểu được lưu lại trong bàng quang qua đêm, nó sẽ kết tủa và cô đặc, độ bão hòa canxi trong nước tiểu tăng lên và xác suất hình thành sỏi đường tiết niệu tăng lên.
Khi nhịn tiểu, thể tích bàng quang giãn nở, mạch máu bị chèn ép, niêm mạc thành mạch bị thiếu máu cục bộ dẫn đến giảm sức đề kháng.
Đa số người cao tuổi còn mắc các bệnh cơ bản như tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Nếu tiếp tục tăng dung tích bàng quang sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp, sau đó gây ra hàng loạt các bệnh nghiêm trọng như cơn đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim.
Sau khi nói về 3 điều bạn không thể làm vào buổi sáng, chúng ta hãy chuyển sang 3 điều nên tránh trước khi đi ngủ để khỏe mạnh hơn.
Trước hết, không ăn bữa tối trước khi đi ngủ
Thời gian để cơ thể con người đào thải canxi là sau khi ăn 4-5 giờ. Khi cơ thể bài tiết canxi sau khi ăn một bữa khuya và đi ngủ thì canxi trong nước tiểu sẽ tiếp tục tăng lên và ở trong niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Chúng dễ bị lắng đọng và tạo thành các tinh thể, lâu ngày sẽ giãn dần ra tạo thành sỏi.
Ăn một bữa ăn nhẹ vào buổi tối muộn trước khi đi ngủ cũng có thể gây ra chứng mất ngủ. Ăn trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày, ruột, gan, túi mật và các cơ quan tiêu hóa khác truyền sức căng lên não trong quá trình làm việc, khiến não hoạt động mạnh và lan sang các bộ phận khác của vỏ não, gây mất ngủ. Mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi hiệu quả, dẫn đến rối loạn các chức năng điều hòa mạch máu và thần kinh. Thần kinh giao cảm bị kích thích từ đó dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Thứ hai, không xem điện thoại trước khi đi ngủ
Sự ra đời của thiết bị điện tử giờ đây lấp đầy hầu hết thời gian rảnh rỗi của nhiều người, đặc biệt là trước khi đi ngủ vào buổi tối. Tuy nhiên, điều này lâu ngày sẽ gây hại cho mắt, mắt dễ bị khô, theo thời gian, độ cong của thủy tinh thể sẽ tăng lên dẫn đến hiện tượng mờ mắt.
Cuối cùng, cố gắng giảm lượng chất lỏng tiêu thụ trước khi đi ngủ
Một số người trung niên và cao tuổi thích uống trà trước khi đi ngủ, tuy nhiên thói quen này rất không tốt. Bởi trong trà có chứa cafein, theophylline,… những chất này sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương khiến não bộ của con người bị hưng phấn, gây mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, uống trà trước khi đi ngủ cũng sẽ dẫn đến việc tiết quá nhiều axit dịch vị, chức năng tiêu hóa của người già bị suy giảm, axit dịch vị tăng cao sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Ngoài 6 điều cần tránh trên, người trung niên và cao tuổi không nên ngồi lâu, vì ngồi lâu sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, làm chậm nhu động đường tiêu hóa, dễ gây khó tiêu, táo bón và các bệnh khác. Một số người cao tuổi thích chơi cờ, đánh bài ngoài trời... Tuy nhiên, ngồi lâu sẽ dễ gây rối loạn tuần hoàn máu ở chi dưới, máu về kém, từ đó gây cảm ứng hoặc nặng thêm gánh nặng cho khớp gối, dẫn đến các bệnh thoái hóa khớp.
Nam giới trung niên và cao tuổi nên cố gắng hút ít hoặc không hút càng nhiều càng tốt vì trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại như nicotine và carbon monoxide. Sau khi các chất độc hại này vào phổi, chúng sẽ đến mạch máu thông qua quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu, làm hỏng tính đàn hồi của thành mạch máu, làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu. Sau đó cản trở quá trình chuyển hóa mỡ trong máu, dẫn đến sự xuất hiện của xơ vữa động mạch và huyết khối.
Người cao tuổi cũng nên tránh cúi xuống nhiều vì người già khả năng giữ thăng bằng kém, cứng khớp, teo cơ theo tuổi tác. Cúi gập người nhiều dễ bị giãn cơ hoặc trật khớp. Nếu cúi người quá nhanh và quá mạnh sẽ dẫn đến lượng máu cung cấp cho não không đủ, huyết áp lên não thay đổi mạnh và sau đó là các triệu chứng nghiêm trọng như ngất, xuất huyết não.
Người trung niên và cao tuổi cũng nên chú ý nâng vật nặng càng ít càng tốt. Do xương của người cao tuổi trở nên giòn và chức năng của cơ dần bị suy yếu nên khi nâng vật nặng, áp lực chịu sức nặng đột ngột có thể gây tổn thương xương và căng cơ, dễ dẫn đến gãy xương.
Đầu tiên, giữ cho các động mạch đàn hồi bằng cách thường xuyên tập thể dục. Trong quá trình vận động, cơ thể con người sẽ tăng tốc tuần hoàn máu, khí huyết lưu thông trơn tru có thể kịp thời đưa chất dinh dưỡng đến các bộ phận trong cơ thể, mồ hôi ra nhiều khi vận động có thể tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và thúc đẩy bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể. Do đó các mạch máu tăng tính đàn hồi. Tăng tính đàn hồi của động mạch có thể làm giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực và các bệnh khác.
Thứ hai, cần tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Do khả năng miễn dịch thấp nên khả năng cơ thể bị virus, vi khuẩn tấn công sẽ tăng cao, làm giảm chức năng cơ thể, giảm tuổi thọ.
Theo Aboluowang, Sohu
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn