Tình trạng hen suyễn dị ứng thường xảy ra ở mùa thu nghiêm trọng hơn khi bệnh này xuất hiện ở mùa hè và mùa đông.
Các trường hợp cơ thể phản ứng với tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,... gây ra. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của hen suyễn dị ứng thường là khó thở.
Khi hen suyễn xảy ra do bị dị ứng phấn hoa người bệnh cần cẩn thận trong các ngày thời tiết hanh, khô và có gió. Các triệu chứng dị ứng sẽ giảm vào thời điểm ngày ít gió và mưa hoặc bị ẩm ướt.
Mùa thu trời hanh khô nhưng lại xuất hiện nấm mốc và bụi bặm trở thành tác nhân gây dị ứng. Nên giữ nhà cửa sạch sẽ và giữ độ ẩm trong nhà phù hợp nhằm hạn chế tình trạng nấm mốc và các yếu tố có thể gây ra tình trạng dị ứng phát triển.
Thực tế, khi cơ thể nhạy cảm với môi trường và thời tiết bên ngoài nóng lạnh thất thường, đối với các bệnh nhân bị hen phế quản sẽ lên cơn hen cấp đột ngột. Điều này đặc biệt gây nguy hiểm đối với người bệnh nếu không xử trí kịp thời.
Thời điểm này muốn bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa hen suyễn tái phát người bệnh cần chú ý kiểm soát và điều trị dự phòng tốt giúp bảo vệ sức khỏe của mình.
- Không chủ quan khi mắc bệnh:
Chăm sóc sức khỏe đối với người bệnh hen suyễn thời điểm mùa thu tuyệt đối không chủ quan vì người bệnh có thể đột ngột khởi phát cơn hen cấp khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, nếu khả năng khởi phát cơn hen xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm và nhiều trường hợp sẽ xuất hiện các trường hợp bệnh tiến triển nặng nề.
- Sử dụng thuốc xịt khi có dấu hiệu khởi phát hen suyễn:
Không nên chủ quan khi xuất hiện dấu hiệu khởi phát bệnh hen suyễn. Bản chất đây là một bệnh rất nguy hiểm đối với người bệnh. Khi xuất hiện cơn hen cấp, không xử trí kịp thời có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm như:
Suy hô hấp cấp và thậm chí có thể gây tràn khí phế nang do ho, bị ép ngực.
Khi người bệnh phải gắng sức để thở.
Các trường hợp suy hô hấp kéo dài có thể dẫn đến thiếu oxy não.
Những người bệnh hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính, tình trạng này sẽ gây ra suy hô hấp trầm trọng và làm tăng nguy cơ tử vong đối với với người bệnh.
Diễn biến lâu dài, hen phế quản sẽ gây ra tình trạng giãn phế nang, làm khí phế bị thủng và chuyển sang tâm phế mãn dẫn tới bệnh suy tim phải. Do đó khi xuất hiện biểu hiện hen cấp cần nhanh chóng xử lý đúng cách để bảo vệ sức khỏe người bệnh.
Khi xuất hiện các dấu hiệu khởi phát cơn hen cấp, người bệnh sẽ có những biểu hiện: cơ thể mệt mỏi, xuất hiện dấu hiệu ngứa cổ, ngứa họng, bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, ho nhiều, ho khò khè. Nhiều trường hợp xuất hiện các dấu hiệu thở nhanh, thở gấp, bị khó thở khi tăng hơn bình thường.
Các trường hợp bị nặng ngực, xuất hiện cảm giác lo lắng, hoảng hốt và thức giấc vào ban đêm. Khi trẻ nhỏ bị hen suyễn dị ứng mùa thu thì trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện trẻ mệt hơn bình thường, lười chơi, lười ăn. Đặc trưng nhận dạng tình trạng hen suyễn ở trẻ khiến trẻ có tiếng thở khò khè, nặng nhọc, khi ngồi hoặc đứng dậy thường phải bám vào giường để thở.
Xử trí đối với bệnh nhân hen suyễn dị ứng mùa thu, ngay khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh cần tránh các yếu tố làm kích thích cơn hen xảy ra như: phấn hoa, lông động vật, khu vực ẩm mốc, mùi thuốc, hóa chất,... cần giữ ấm cơ thể khi bị cảm lạnh.
Tùy thuộc vào mức độ của cơn hen mà lựa chọn các loại thuốc khác nhau để cắt cơn hen.
- Trường hợp hen phế quản dạng nhẹ hoặc vừa chỉ xuất hiện triệu chứng khi có hoạt động hoặc gắng sức thì sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh, phổ biến và sử dụng đúng theo hướng dẫn. Sau đó cơ thể cần được nghỉ ngơi để giảm tình trạng khó thở.
- Khi gặp trường hợp hen suyễn dị ứng nặng, xuất hiện kèm theo các triệu chứng ho, thở khò khè người bệnh cần tự xịt vào họng của mình. Thời gian 20 phút xịt từ 2 đến 4 lần. Trong giờ đầu tiên người bệnh cần sử dụng 3 lần thuốc xịt cắt cơn và mỗi lần xịt cách nhau 20 phút.
- Nếu tình trạng khó thở của người bệnh không được cải thiện và vẫn xuất hiện dấu hiệu khó thở, cố gắng để thở, bị co kéo liên sườn, hõm ức khi người bệnh thở. Xuất hiện tình trạng môi, đầu chi tím, cánh mũi phập phồng khi thở, khó nói, khó đi lại thì cần lập tức đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý và điều trị kịp thời.
Do hen suyễn chịu ảnh hưởng và có liên quan chặt chẽ đến việc thay đổi thời tiết. Môi trường sống của người bệnh nên những người bị hen phế quản cần chủ động giữ gìn sức khỏe, đặc biệt giữ gìn sức khỏe ở thời điểm giao mùa khi thời tiết giao mùa, mùa thu dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, virus, bị cảm cúm và làm phế quản bị co thắt dẫn đến cơn hen cấp.
Người bị hen suyễn cần quan tâm đến môi trường sống, chủ động phòng tránh các tác nhân có thể gây ra dị ứng.
Lưu ý đối với các hoạt động quá sức cũng là yếu tố làm khởi phát cơn hen. Do đó người bệnh không nên lao động hoặc vận động quá sức. Chỉ nên lựa chọn các công việc, bài tập phù hợp với sức khỏe. Nên chú ý đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước là biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Hen suyễn dị ứng vào mùa thu có thể được kiểm soát tốt nếu như người bệnh nhận điều trị đúng cách và theo dõi chặt chẽ. Vì thế cần sử dụng thuốc dự phòng đều đặn, thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ. Tránh tiếp xúc với yếu tố gây kích thích và khởi phát cơn hen phế quản. Luôn mang thuốc dự phòng và ghi nhớ để sử dụng thuốc đúng cách.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn