Nguy cơ ung thư vú do gene BRCA và cách hạn chế rủi ro

19:24 | 20/07/2020;
Ung thư vú xuất hiện khi một nhóm tế bào ở vú tăng trưởng ngoài tầm kiểm soát và di căn. Nguyên nhân rất đa dạng, trong đó yếu tố di truyền, đặc biệt là đột biến gene BRCA.

Cơ chế đột biến gene BRCA tăng ung thư

Theo Quỹ Ung thư vú Quốc gia Mỹ (NBCF), có rất nghiều gene làm tăng nguy cơ ung thư vú, phổ biến nhất là đột biến gene BRCA (BRCA1 và BRCA2). Thực ra, những gene này không gây ung thư, thậm chí chúng còn giúp ức chế khối u và sửa chữa DNA. Nhưng ở một số người, khi gene này đột biến dẫn đến ung thư vú. Khoảng 0,25% dân số có biến đổi gene BRCA, khiến nguy tcơ ung thư vú tăng cao. Trung bình, cứ 8 phụ nữ, hoặc 12% được chẩn đoán bị ung thư vú trong đời, riêng nhóm có đột biến cụ thể gene nào đó thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Theo nghiên cứu, có từ 55 - 65% phụ nữ bị đột biến BRCA1 sẽ phát triển ung thư vú trước tuổi 70, còn ở đột biến BRCA2 tỷ lệ là 45%. Phụ nữ có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 đã điều trị ung thư vú thành công có nguy cơ tái phát cao hơn. Đối với biến thể BRCA1, nguy cơ bị ung thư vú bộ ba âm tính (triple-negative breast cancer hay TBC) vô cùng khó chữa.

Nguy cơ ung thư vú do gene BRCA và cách hạn chế rủi ro - Ảnh 1.

Đột biến gene BRCA làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ

Để hiểu cơ chế gây bệnh, trước tiên cần có kiến thức sơ bộ về vai trò gene BRCA. Nói chung, gene tổng hợp các phân tử DNA cư trú trong mỗi tế bào cơ thể, chúng tạo mã cho các protein do cơ thể tạo ra. Các gene BRCA giúp ức chế các khối u, mỗi tế bào mang hai bản sao của mỗi gene BRCA, một từ cha và một từ mẹ. Khi chúng hoạt động bình thường, có tác dụng ngăn ngừa khối u như trong ung thư vú. Tuy nhiên, khi đột biến, nó lại gây hại, làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Đột biến là do lỗi di truyền, tuy có nhiều đột biến gene BRCA nhưng thường thấy ở gene BRCA1. Cả hai hai đột biến của gene BRCA là gene lặn tự phát. Thông thường, một người chỉ có một gene BRCA bị đột biến, điều này cũng có thể khiến họ dễ mắc ung thư, nhưng cũng có thể không. Để ung thư phát triển, bản sao khác của gene phải bị đột biến, điều đó có nghĩa là DNA của người trong cuộc không thể sửa chữa chính xác được các tế bào.

Các đột biến BRCA kế thừa được truyền bố mẹ sang con khi thụ thai. Từ đây, đột biến bắt đầu gây tổn thương DNA, nếu có thêm yếu tố môi trường, như lối sống thiếu khoa học như hút thuốc hoặc ăn uống kém, ngay cả khi quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra bình thường. Những điều này có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời và là tác nhân khiến nguy cơ ung tư tăng cao.

Đột biến BRCA có mối liên quan mạnh mẽ với ung thư vú, nhưng không phải tất cả các bệnh ung thư vú di truyền đều do đột biến BRCA. Đột biến BRCA chiếm từ 20% đến 25% ung thư vú di truyền và 5% đến 10% các bệnh ung thư vú khác. Trung bình, nguy cơ phát triển ung thư vú là 70% nếu bị đột biến BRCA. Ngoài BRCA, khoa học phát hiện thấy đột biến nhiều gene liên quan đến ung thư vú như ATM, CDH1, CHEK2, PALB2, PTKN, STK11 và TP53. Ở nhóm người dưới 40 tuổi, khoảng 10% ung thư vú xảy ra do đột biến gene BRCA và 5% phụ nữ lớn tuổi hơn bị ung thư vú có gene dương tính BRCA.

Nguy cơ ung thư vú do gene BRCA và cách hạn chế rủi ro - Ảnh 2.

Ăn uống cân bằng, khoa học là cách tốt nhất ngăn ngừa ung thư nói chung và ung thư vu nói riêng.

Ung thư buồng trứng xảy ra ở khoảng 1,3% phụ nữ. Đối với những người có đột biến BRCA1, 39% cuối cùng phát triển ung thư buồng trứng, còn người có đột biến BRCA2 thì tỷ lệ này là 11% đến 17%. Các bệnh khác, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tụy và phổi, có liên quan đến đột biến gene BRCA.

Làm gì để hạn chế rủi ro khi mang đột biến BRCA?

Mặc dù đột biến BRCA gây khó khăn cho điều trị, nhưng tỷ lệ điều trị thành công vẫn rất cao. Riêng nhóm phụ nữ có đột biến gene BRCA lại không có thụ thể estrogen hoặc progesterone, nên lợi thế người bệnh, song các loại thuốc nhắm vào các sự cố của thụ thể do hai hormone này gây ra có thể không tác dụng đối với đột biến BRCA.

Phần lớn, rất ít người đi xét nghiệm di truyền ung thư vú. Tuy nhiên, những phụ nữ có tiền sử gia đình ung thư vú hoặc đã bị ung thư vú thì nên đi kiểm tra gene BRCA. Tư vấn bác sĩ nếu nhận được kết quả dương tính để chọn cách điều trị tốt nhất. Hãy nhớ rằng xét nghiệm âm tính không loại trừ hoàn toàn ung thư vú trong khi xét nghiệm dương tính không có nghĩa hoàn toàn bị ung thư. Nếu dương tính với các gene ung thư vú thì nên chụp X quang tuyến vú trước tuổi 40. Nhiều phụ nữ thử nghiệm dương tính nhưng cuối cùng lại không phát triển ung thư.

Lối sống có thể đóng vai trò quan trọng tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Để hạn chế mắc bệnh, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, trọng tâm chất chống oxy hóa trong trái cây và rau xanh, tránh ăn quá nhiều thực phẩm chế biến, nhiều dầu mỡ và hun khói. Tăng cường cuộc sống vận động, tránh xa cuộc sống tĩnh tại, nằm nhiều, ngồi nhiều. Ngoài ra nên duy trì giấc ngủ đủ cả về thời gian lẫn chất lương. Nên luyện tập yoga hoặc thiền và cần tắm nắng mặt trời để thu nạp đủ lượng vitamin D.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn